Khám phá trạm radar tác chiến năm xưa trên độ cao 1096m tại khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng
Với diện tích tự nhiên 15.593,8ha, nằm trên địa phận 5 xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hoà Bình, Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng được đánh giá là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên địa bàn tỉnh hiện nay. Với những giá trị đặc biệt của mình, Khu bảo tồn đã và đang mang lại lợi ích không chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực, mà còn có giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học (Trên nóc nhà khu bảo tổn có trạm radar tác chiến quan trọng năm xưa), du lịch trải nghiệm khám phá, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý... Khu bảo tồn cũng là nơi lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nước cũng như trên thế giới.
Đoàn công tác tham gia chuyến hành trình khám phá khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng
Giá trị đa dạng sinh học có thể nói là tiềm năng đáng chú ý nhất của Khu bảo tồn, hiện đang được các cơ quan chức năng, địa phương bảo tồn, giữ gìn tốt. Theo kết quả điều tra đa dạng các loài cây thân gỗ và thân thảo do Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp cùng Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ và các chuyên gia của Trường Đại học Lâm nghiệp, thì thực vật thân gỗ ở đây là 546 loài thuộc 332 chi của 97 họ khác nhau. Trong đó có 39 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới và 3 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Thực vật thân thảo ở khu bảo tồn cũng phong phú với tổng 617 loài thuộc 380 chi của 119 họ. Trong đó có 14 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới và đặc biệt có 1 loài đang nằm ở cấp rất nguy cấp. Thực vật trong Khu bảo tồn có nhiều nhóm công dụng khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là nhóm cây cho gỗ và nhóm cây dược liệu với nhiều loại quý hiếm, đặc hữu. Hệ động vật cũng phong phú, có giá trị với 2 loài đặc hữu là thằn lằn cá sấu và cá cóc Việt Nam.
Đi bộ theo lòng suối chúng tôi hướng về điểm cao nhất khu bảo tổn
Cảnh đẹp thiên nhiên ban tặng cho nơi đây là điều kỳ diệu cần giữ gìn cho thế hệ mai sau
Nước chảy xiết khiến việc đi lại khó khăn hơn
Mốc tọa độ để từ đây xây dựng những công trình phụ trợ
Cảnh một góc rừng thiên nhiên thuộc khu bảo tồn
Con đường lên đỉnh núi cao khu bảo tồn còn quá vất vả, chuyến đi thường kéo dài 2 đến 3 ngày mới chinh phục được đỉnh cao nơi đây
Đoàn nghiên cứu và đánh giá một số hệ sinh thái giá trị tại nơi đây
Bên cạnh giá trị đa dạng sinh học, một giá trị nữa cũng rất đặc sắc của Khu bảo tồn chính là giá trị cảnh quan. Trong Khu bảo tồn, các cánh rừng tự nhiên được đan xen bởi hàng trăm con suối, thác nước lớn nhỏ, tạo thành bức tranh sơn thủy hữu tình. Đi bộ dưới tán rừng, lội suối, băng thác, vượt đèo, chinh phục “nóc nhà” của Khu bảo tồn - đỉnh Thiên Sơn, nằm ở độ cao 1.096m so với mực nước biển cùng nhiều đỉnh núi cao mây phủ khác như Khe Ru, Đèo Kinh, Đồng Trà, Am Váp... là hành trình đầy ấn tượng.
Dù vẫn đang “ngủ vùi” ở dạng tiềm năng, nhưng trong tương lai, nếu được quy hoạch, khai thác theo hướng du lịch trải nghiệm mạo hiểm, chắc chắn những giá trị đặc biệt về cảnh quan thiên nhiên của Khu bảo tồn sẽ phát huy được tối đa, còn công tác giữ gìn, bảo tồn cũng được duy trì, đảm bảo tốt...
Phế tích còn lại của trạm radar tác chiến thời kỳ kháng chiến cứu nước
Trên đỉnh núi cao 1096m tại nơi đây vẫn còn hiện hữu một số phế tích như sân bay trực thăng, trạm radar tác chiến. Hiện nay, một số câu chuyện thú vị khi xây dựng trạm radar này vẫn được truyền lại đến hôm nay. Trạm radar ngày đó được xây dựng rất vất vả, việc vận chuyển vật tư xây dựng lên đỉnh núi xây là cực kỳ gian nan. Tuy nhiên, ngay việc lựa chọn những con người xây dựng trạm này cũng rất nghiêm ngặt, tính bảo mật cao, lý lịch nhân thân cũng được tuyển lựa kỹ càng. Tuyệt đối không sử dụng nhân lực có lai lịch bất minh, chưa kiểm chứng, hoặc nhân thân phức tạp. Qua công tác tuyển lựa này chúng ta cũng thấy vai trò của trạm radar thời điểm đó vô cùng quan trọng trong công tác thông tin tác chiến.
Trò chuyện với chúng tôi, đồng chí Ngọc Lê Huy - phó giám đốc khu bảo tồn tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng chia sẻ:
“Quy hoạch đã có, cơ chế cũng khá cởi mở, nhưng đến nay, KBT vẫn chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính là bảo tồn thiên nhiên mà chưa khai thác, phát huy được lợi thế, tiềm năng về điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch.
Để phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng, cũng như nâng cao giá trị từ rừng, tạo việc làm và thu nhập cho đồng bào dân tộc hiện đang sinh sống và canh tác ở một số vùng nằm trong Khu bảo tồn, huyện Hoành Bồ và tỉnh Quảng Ninh cần có những giải pháp phù hợp đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa gìn giữ bảo tồn gắn với phát triển du lịch xanh theo hướng bền vững.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận