Phát hiện nhiều gấu ngựa và cầy vằn quý hiếm ở Pù Luông qua Camera giấu kín
Trong thông báo mới đây của các nhà khoa học cho biết, bằng việc sử dụng công nghệ họ đã tìm thấy khoảng 11-14 con gấu ngựa và 69 con cầy vằn bắc trong các tiểu khu rừng Pù Luông, Thanh Hóa.
- Apple thiết kế lại ứng dụng Camera giúp điều chỉnh nhanh thao tác quay video chất lượng
- Camera 2020: Camera cảm biến chiếm ưu thế vượt trội trước nhiếp ảnh điện toán
Hình ảnh cầy vằn bắc và gấu ngựa do bẫy ảnh ghi được
Theo ông Lê Đình Phương - Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, những động vật này được tìm thấy trong dự án khoa học "Nghiên cứu, bảo tồn các loài gấu ngựa, cầy vằn bắc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (giai đoạn 2017-2020)".
Nhóm nghiên cứu đã điều tra, đánh giá các mối đe dọa đối với 2 loài gấu ngựa, cầy vằn bắc, cũng như nghiên cứu và xác định nhu cầu nguồn thức ăn đối với 2 loài.
Nhóm nhận thấy thức ăn của gấu ngựa gồm 28 loài thực vật và 7 nhóm loài động vật, còn thức ăn của cầy vằn gồm 4 loài thực vật và 10 nhóm loài động vật, như giun đất, dế mèn, vòi voi, bọ hung, gián, quả các loài chi Ficus, lá cỏ...
Ông Lê Đình Phương cho biết thời gian tới, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông sẽ tiếp tục đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ kinh phí thực hiện các nghiên cứu khoa học nhằm tăng cường công tác bảo tồn 2 loài gấu ngựa, cầy vằn bắc nhằm tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ các loài động vật rừng hoang dã tại Pù Luông nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Đồng thời, ban quản lý cũng tiếp tục duy trì hoạt động tuần tra, đặt bẫy ảnh để giám sát sự biến động của quần thể 2 loài, nâng cao hiệu quả, tăng cường thực thi pháp luật, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản và động vật hoang dã.
Hiện nay gấu ngựa nằm trong Danh lục đỏ thế giới và có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007. Loài này chỉ còn xuất hiện tại các khu vực có diện tích rừng nguyên sinh, ít tác động của con người như các tiểu khu rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông để sinh sống, tìm kiếm thức ăn.
Cầy vằn bắc (Chrotogale owstoni) có bộ lông màu vàng nhạt hoặc xám bạc, có 4-5 sọc đen lớn vắt ngang lưng, mặt có 3 sọc đen nhỏ kẹp giữa 2 sọc trắng chạy từ mũi đến đầu, sườn và đùi còn có nhiều đốm đen.
Cầy vằn bắc cũng nằm trong Danh lục đỏ thế giới và Sách đỏ Việt Nam, và rất ít khi phát hiện, bắt gặp dấu vết của loài này.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận