SpaceX đưa các nhà du hành Mỹ lên ISS trên tàu Crew Dragon
Thực hiện kế hoạch tiến sâu hơn vào ngành hàng không, vũ trụ trong thời gian tới, tập đoàn công nghệ SpaceX sẽ kết hợp cùng NASA để thực hiện chuyến bay đưa các nhà du hành người Mỹ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS bằng tàu Crew Dragon.
- Space X còn phải phóng 24 vệ tinh phục vụ dự án Starlink
- SpaceX tiếp tục phóng 60 vệ tinh - Tiến gần hơn đến mục tiêu phủ sóng internet toàn cầu
Theo kế hoạch, ngày 27/5, hai nhà du hành của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ thực hiện chuyến bay vào không gian để lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) trên tàu Crew Dragon của tập đoàn công nghệ SpaceX.
Tàu Crew Dragon đã sẵn sàng cho nhiệm vụ đưa hai nhà du hành vũ trụ Mỹ lên trạm ISS.
Đây được coi là chuyến du hành lịch sử đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2011, các phi hành gia Mỹ bay lên vũ trụ với sự hỗ trợ của tên lửa đẩy Falcon 9 chế tạo trong nước và được phóng đi từ lãnh thổ Mỹ.
Tại cuộc họp báo ngày 25/5, Giám đốc Chương trình Du hành thương mại của NASA, Kathu Lueders cho biết mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng. Tàu vũ trụ Demo-2 Crew Dragon sẽ rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida.
Vấn đề cần xem xét duy nhất hiện nay là thời tiết vào thời điểm phóng tên lửa đẩy. Dự kiến, tên lửa đẩy Falcon 9 sẽ được phóng đi vào 14h30 ngày 27/5 (giờ Bờ Đông nước Mỹ) đưa tàu Crew Dragon cùng hai phi hành gia là Bob Behnken và Doug Hurley. Sau 24 giờ, hai nhà du hành vũ trụ này sẽ lên ISS.
Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, chuẩn bị cho nhiệm vụ lên vũ trụ lần này, ngoài các công tác chuẩn bị thông thường, các phi hành gia đã phải cách ly 2 tuần để đảm bảo sức khỏe của chính bản thân cũng như các đồng nghiệp hiện đang làm việc trên ISS.
Trong phân tích gần đây của các chuyên gia về hàng không, vũ trị thì rác vũ trụ đang trở thành mối đe dọa hiện hữu. Để xử lý vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng các nước nên thu phí "tắc nghẽn quỹ đạo" đối với các nhà khai thác vệ tinh.
Có một lượng lớn rác vũ trụ, từ các vệ tinh đã chết cho đến những tên lửa, những mảnh vụn, đang bay quanh Trái Đất. Do đó, các cơ quan vũ trụ hàng không vẫn luôn phải điều chỉnh quỹ đạo của vệ tinh để tránh các vụ va chạm.
Trước thực tế thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào hạ tầng không gian để duy trì các liên kết liên lạc và điều khiển các thế hệ mới của các loại phương tiện không người lái, các nhà khoa học cảnh báo mối nguy tiềm ẩn từ rác thải vũ trụ tăng theo cấp số nhân.
Theo kết quả phân tích kinh tế, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Colorado (Mỹ) cho rằng cách thức tốt nhất để giải quyết mối nguy này là buộc các nhà vận hành vệ tinh trả phí hằng năm cho mỗi vệ tinh được phóng.
Ông Matthew Burgess, một trong những tác giả của nghiên cứu này, cho rằng việc thu phí phóng vệ tinh nên được đưa vào một công ước quốc tế, từ đó khiến các công ty phải cân nhắc kỹ về những rủi ro khi tạo ra rác trên vũ trụ hoặc họ sẽ phải làm chệch quỹ đạo của vệ tinh nếu cần thiết.Theo ông, thế giới cần một chính sách cho phép các nhà vận hành vệ tinh trực tiếp tính toán chi phí mà các lần phóng của họ áp đặt cho các nhà khai thác.
Theo các quy định hiện hành, các nhà khai thác vệ tinh không thể bảo đảm quyền sở hữu độc quyền trên các quỹ đạo hoặc được bồi thường khi xảy ra va chạm do rác từ các nhà vận hành vệ tinh khác. Thực tế này là yếu tố thúc đẩy các công ty chạy đua vào vũ trụ để kiếm tiền trước khi mật độ vệ tinh trở nên quá đông đúc.
Ông Akhil Rao - tác giả nghiên cứu, cho biết giải pháp cho đến nay mới chỉ tập trung vào cải tiến mang tính kỹ thuật như dùng lưới thu gom rác - điều không thể giải quyết vấn gốc rễ.
Người đứng đầu Cơ quan vũ trụ hàng không châu Âu, Holger Krag đánh giá đây là ý kiến hay và cơ quan này đang xem xét các cách tiếp cận tương tự, cũng như cân nhắc các cách thức để đánh giá tác động của môi trường đối với các sứ mệnh trong không gian. Tuy nhiên, kế hoạch này khó có khả năng thực hiện.
Theo Giáo sư về luật hàng không vũ trụ thuộc Đại học Northumbria ở Anh, Christopher Newman, việc thu phí này sẽ được xem là hạn chế đối với các điều khoản về tự do sử dụng không gian theo Hiệp ước vũ trụ năm 1967 và để các nước chấp thuận kế hoạch này là điều không dễ dàng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận