Windows 7 sẽ chính thức khai tử từ ngày mai khiến người dùng đứng trước nguy cơ về bảo mật
Sau ngày 14/1, Microsoft sẽ ngừng phát hành các bản vá cho các lỗ hổng trên Windows 7, đây sẽ là nguy cơ lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp vẫn đang sử dụng hệ điều cũ đang đứng trước những nguy cơ lớn về bảo mật.
- Những cách truy cập Users nhanh trên Windows 10 ngoài cách thông thường
- Có nên nâng cấp lên Windows 10 không?
Kể từ ngày 14 tháng 1 năm 2020, Microsoft sẽ không còn cung cấp các bản cập nhật bảo mật, bản vá lỗi hoặc hỗ trợ kỹ thuật miễn phí từ trung tâm hỗ trợ của Microsoft. Sau ngày 14 tháng 1, việc tiếp tục chạy bất kỳ hệ thống nào trên Windows 7 sẽ khiến các hệ thống của bạn gặp rủi ro đáng kể từ các cuộc tấn công mạng và khai thác các lỗ hổng mới, chưa được vá.
Như bạn có thể thấy, các lỗi nghiêm trọng trong các hệ điều hành xảy ra thường xuyên và đòi hỏi sự chú ý ngay lập tức. Cuộc tấn công Ransomware khét tiếng Wanna Cry vào tháng 5 năm 2017 đã lây nhiễm hơn 200.000 máy tính trên toàn cầu, đã được thực hiện nhờ một lỗ hổng chưa được vá trong HĐH Windows.
Như vậy việc không phát hành các bản vá cho các lỗ hổng trên Windows 7, sẽ là nguy cơ lớn cho các hacker tấn công dữ liệu người dùng Microsoft nếu vẫn sử dụng hệ điều hành cũ này.
Hãy thử tưởng tượng về mức độ thiệt hại nếu một cuộc tấn công tương tự xảy ra sau ngày 14 tháng 1, khi Windows 7 không còn được hỗ trợ. Trên thực tế, cứ ba vụ tấn công dữ liệu thành công của các hacker trên toàn cầu thì một trong số đó là kết quả của các lỗ hổng chưa được vá.
Việc không hỗ trợ bản vá lỗi trên Window 7 nữa đồng nghĩa với việc Microsoft sẽ không còn hỗ trợ Office 365 ProPlus trên hệ điều hành cũ này, cùng với đó nhiều nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) sẽ không hỗ trợ các phiên bản ứng dụng mới trên Windows 7. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của bạn.
Ví dụ, Adobe đã thông báo rằng các bản cập nhật lớn tiếp theo cho Creative Cloud, bộ sản phẩm nổi tiếng bao gồm Photoshop, InDesign, Illustrator và Premiere, sẽ không còn hỗ trợ các phiên bản hệ điều hành cũ bao gồm Windows 7, 8 và thậm chí một số ít phiên bản đầu tiên của Windows 10.
Trừ khi bạn có kế hoạch mua phần cứng mới trong tương lai gần, nó sẽ tự động đi kèm với HĐH Windows mới nhất. Hiện tại, việc chuyển đổi từ Windows 7 sang Windows 10 là lựa chọn dài hạn và duy nhất.
Mặc dù Windows 10 đã được phát hành hơn bốn năm trước, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chuyển đổi hết từ hệ điều hành window 7.
Theo dữ liệu khảo sát từ Kollective, hai phần ba doanh nghiệp đã không chuẩn bị chiến lược chuyển sang Windows 10. Tệ hơn, khoảng một phần năm trong số những người được hỏi không biết về sự kết thúc hỗ trợ đối với Windows 7.
Ngay cả đối với những người nhận thức được sự ngừng hỗ trợ sắp xảy ra, việc chuyển đổi hệ điều hành hàng loạt là một công việc rất khó khăn. Với nhiều doanh nghiệp, đơn giản họ không có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện thay đổi trên cục bộ, và việc di chuyển thủ công sẽ mất nhiều năm để hoàn thành. Những người dùng khác thì ngần ngại chuyển đổi đơn giản vì họ đã quen với Windows 7, họ không mong muốn sự thích ứng mới với một hệ điều hành mới.
Điều quan trọng bây giờ, bạn nên bắt đầu lập kế hoạch ngay lập tức. Chỉ ngày mai thôi, thời hạn kết thúc sẽ đến, chờ đợi để giải quyết vấn đề sẽ chỉ làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp của bạn.
Kiểm kê môi trường CNTT của bạn, kiểm tra các tùy chọn của bạn, phát triển một kế hoạch trước khi bạn chuyển đổi, hàn thành việc chuyển đổi HĐH theo từng giai đoạn và nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia (các nhà cung cấp dịch vụ chẳng hạn). Bây giờ chính là thời gian hành động. Đừng đặt mình vào rủi ro an ninh mạng!
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận