Huawei kỳ vọng tìm lại "ánh hào quang" năm nào với các mẫu smartphone cũ
Công cuộc chinh phục lại thị trường smartphone được Huawei khởi động lại bằng các mẫu cũ tân trang kè theo hệ điều hành tự phát triển trong suốt thời gian qua nhằm ứng phó với các lệnh trừng phạt từ chính phủ Mỹ.
- Harmony OS chỉ là dự phòng trong khi người dùng Huawei vẫn cập nhật Android
- Huawei phủ nhận cáo buộc bị tố nghe lén 6,5 triệu người dùng ở Hà Lan,
- "Soi" cấu hình Huawei Mate 40 Pro vừa ra mắt, camera 50 MP, màn hình cong 88 độ
Theo SCMP, Huawei vừa bán lại một số mẫu điện thoại thông minh được tân trang với pin mới, chạy hệ điều hành Harmony OS 2.0 do công ty tự phát triển. Những mẫu máy này bán trên trang thương mại điện tử Vmall và được hãng cam kết bảo hành một năm.
Thị phần smartphone của Huawei sụt giảm nghiêm trọng sau liên tiếp các lệnh trừng phạt từ chính quyền Mỹ.
Trước đó, thương hiệu TD Tech cũng đã mở chương trình đặt hàng mẫu điện thoại thông minh có tên N8 Pro, giống với chiếc Nova 8 Pro 5G của Huawei. Chiếc máy này cũng được trang bị con chip Kirin 985 5G từ HiSilicon, công ty chip của Huawei.
Không lâu sau khi đăng tải, chiếc N8 Pro đã bị xóa khỏi Vmall nhưng mẫu máy này vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người dùng. Điều đó cho thấy Huawei đang bắt đầu cấp phép thiết kế điện thoại thông minh của hãng cho các nhà sản xuất bên thứ ba.
Với sự xuất hiện của chiếc N8 Pro và việc mở bán lại một số dòng sản phẩm cũ, trang SCMP nhận định rằng Huawei đang muốn mở rộng nguồn doanh thu và duy trì sự hiện diện trong thị trường điện thoại thông minh toàn cầu. Hiện tại, Huawei chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về sự việc trên.
Theo Nicole Peng, Phó chủ tịch mảng di động của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, việc Huawei kinh doanh smartphone tân trang nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng và giữ chân họ không lựa chọn sản phẩm của các đối thủ.
Huawei từng chiếm tới 27% thị phần điện thoại thông minh tại Trung Quốc vào thời điểm tháng 9/2020. Tuy nhiên, đến quý III năm nay, con số này chỉ dừng lại ở mức 7-8%.
Theo Ivan Lam, chuyên gia phân tích cấp cao của Counterpoint Research, thị phần của công ty sẽ tiếp tục giảm trong quý IV sắp tới bởi hiện nay, Huawei không còn khả năng sản xuất smartphone 5G với số lượng lớn nữa.
Huawei bị liệt vào danh sách đen của Mỹ từ giữa năm 2019. Từ đó, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc liên tục phải điều chỉnh các hoạt động nhằm thích ứng với hàng loạt hạn chế từ chính phủ Mỹ.
Huawei bị đưa vào danh sách đen của chính phủ Mỹ từ giữa năm 2019.
Một báo cáo được công bố vào tháng 10 cho thấy doanh số bán hàng của Huawei đã sụt giảm 32% trong 9 tháng đầu năm 2021. Các mảng kinh doanh cốt lõi của công ty như thiết bị viễn thông, điện thoại thông minh đều bị tê liệt bởi những hạn chế từ lệnh trừng phạt của Mỹ.
Việc Huawei cấp phép thiết kế cho các bên thứ ba được xem là một giải pháp khả thi giúp công ty có thể mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, theo SCMP, điều này cũng có thể khiến các đối tác của công ty như TD Tech gặp rủi ro trước sự giám sát của Mỹ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận