Quy định bảo mật của Apple trên iPhone có thể bị 'phá vỡ' khi EU áp dụng luật kiểm soát mới
Với việc áp dụng Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) và Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) nhắm đến các "ông lớn" công nghệ có thể khiến các quy định về bảo mật của Apple trên thiết bị iPhone bị phá vỡ khi buộc hãng này cho phép ứng dụng bên thứ 3 cài đặt theo nhu cầu của người dùng.
- Apple phải trả hàng triệu USD cho nhân viên trong thời gian chờ kiểm tra bảo bảo mật
- Google cho biết lỗ hổng bảo mật trên Iphone cho phép các website xâm nhập trái phép từ 2017 đến nay
- Lỗ hổng bảo mật trên Google Chrome có thể khiến 2 tỉ người dùng lộ thông tin
Theo đó, hai dự thảo luận nhằm kiểm soát các hãng công nghệ khổng lồ của Liên minh châu Âu (EU) có thể làm suy yếu mức độ bảo vệ và gây ra những nguy cơ về bảo mật cho điện thoại iPhone. Đây là cảnh báo được Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đưa ra ngày 17/6.
Phát biểu tại hội nghị công nghệ VivaTech dành cho các công ty khởi nghiệp diễn ra ở thủ đô Paris, Pháp, CEO Apple cho rằng hai dự thảo của EU, gồm Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) và Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA).
Các dự luật mới được EU thông qua yêu cầu quyền sử dụng của người dùng có thể làm thay đổi quy định bảo mật của Apple trên iPhone.
Hai đạo luật này sẽ dẫn tới tình trạng side loading (thuật ngữ dùng để chỉ việc cài đặt các ứng dụng từ những nguồn khác nhau, không phải từ App Store) trên các thiết bị iPhone và đây cũng có thể trở thành một lựa chọn thay thế để người dùng cài đặt các ứng dụng trên điện thoại của hãng, thay vì tải từ App Store.
Hiện nay, người sử dụng iPhone phải trả phí mua các ứng dụng trên App Store và Apple sẽ được nhận khoản hoa hồng là 30% doanh thu của mỗi lượt giao dịch ứng dụng có phí.
Theo ông Cook, các quy tắc mà EU đề xuất sẽ phá hủy bức tường bảo vệ của iPhone cũng như nhiều sáng kiến về bảo mật mà Apple xây dựng cho App Store.
Ông nêu rõ một số điều khoản trong hai dự thảo trên không đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dùng. CEO Apple khẳng định hãng sẵn sàng tham gia thảo luận và hy vọng có thể tìm ra cách thức giải quyết trong thời gian tới trong việc định hình hai dự luật này.
Hồi tháng 12/2020, EU chính thức công bố hai dự thảo luật DMA và nhắm vào những “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Amazon và Facebook - vốn bị coi là mối nguy đối với sự cạnh tranh trên thị trường công nghệ của khối này. Hai dự luật này sẽ cho phép các nhà quản lý áp đặt các mức phạt đối với những hãng công nghệ lớn vi phạm luật cạnh tranh của EU.
Tuy nhiên, dự kiến tiến trình phê chuẩn 2 dự luật này sẽ kéo dài và phức tạp, với việc 27 quốc gia của EU, Nghị viện châu Âu và phong trào vận động hành lang mạnh mẽ của các công ty cùng hiệp hội thương mại đều sẽ có ý kiến vào dự thảo cuối cùng.
Theo giới quan sát, sẽ còn phải mất nhiều tháng thậm chí nhiều năm nữa để hai dự luật trên chính thức có hiệu lực. Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng cảnh báo việc siết chặt quản lý của EU có nguy cơ làm gia tăng bất đồng với Washington, vốn đã xấu đi do kế hoạch áp thuế của EU nhằm vào các công ty công nghệ Mỹ.
Theo tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận