Anh và Na Uy cùng vận hành tuyến cáp tải điện dưới biển dài nhất thế giới
Những người dân ở Anh vốn lo lắng về giá khí đốt tăng và những bất ổn về điện trong mùa đông giờ đây họ có thể yên tâm hơn, sau khi tuyến cáp ngầm dưới biển mới dài 450 dặm (~724 km) truyền tải điện từ Na Uy đến Anh được đưa vào hoạt động.
- Australia truyền tải điện mặt trời qua hệ thống cáp ngầm dưới biển
- Cập nhật sự cố đường Internet cáp quang biển bị đứt
- AAG là tuyến cáp nổi tiếng "mỏng manh" tại Việt Nam khi thường xuyên bị sự cố
Dự án North Sea Link nối Suldal, điểm đầu ở phía tây nam của Na Uy, cáp dưới biển chạy qua một đường hầm dài 1,4 dặm (2,3 km) xuyên qua một ngọn núi gần nhà máy điện Kvilldal của Na Uy đến điểm cuối với Blyth (gần Newcastle) ở Anh bằng cách đi qua Biển Bắc.
Dự án được triển khai từ năm 2014, các hệ thống cáp ngầm chạy dưới biển mới được hoàn thành vào đầu năm nay, Theo New Scientist.
Ở điểm cuối tuyến cáp là Vương quốc Anh, tuyến cáp sẽ hạ cánh tại Blyth, một thị trấn nhỏ trên bờ biển phía đông, nơi đã được ghi nhận là Khu năng lượng tái tạo. Nguồn tin của dự án cho biết cáp kết nối cho phép truyền điện được chôn sâu từ 3-9 feet (1-3 m) dưới đáy biển với một loạt các điều kiện lắp đặt phù hợp.
Việc truyền tải điện năng sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng Dòng điện một chiều Điện áp Cao (HVDC), đây là kỹ thuật cho phép truyền tải điện năng hàng loạt được kiểm soát nhiều hơn và ít tổn thất hơn. Một trong hai đầu của cáp có các trạm chuyển đổi có thể chuyển nguồn điện trở lại thành dòng điện xoay chiều (AC) cho các ứng dụng hàng ngày.
Lần đầu tiên được thử nghiệm vào tháng 6, cáp kết nối hiện đang được vận hành với công suất 700 megawatt, nó sẽ tăng lên 1400 megawatt sau 3 tháng để cung cấp điện cho 1,4 triệu hộ gia đình, BBC đưa tin.
Điều đáng nói đây là tuyến cáp tải điện được tổng hợp từ các nguồn năng lượng tái sinh như gió và nước, đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực của Anh nhằm đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon góp phần vào nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bằng cách tạo ra một mạng lưới điện trên biển, Vương quốc Anh không chỉ hy vọng đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng nhu cầu điện năng trong tương lai mà còn có thể làm như vậy mà không từ bỏ các mục tiêu phát thải carbon của mình.
Vương quốc Anh có kế hoạch trung hòa carbon vào năm 2050 và nguồn điện được tạo ra ở châu Âu thân thiện với môi trường hơn so với các nhà máy đốt than thông thường mà Vương quốc Anh hiện đang sử dụng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận