Chủ động các giải pháp để giảm áp lực đầy và quá tải các đường dây truyền tải từ nguồn năng lượng tái tạo
Tính đến hết tháng 5/2021, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời đấu nối vào lưới điện truyền tải khu vực quản lý của Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) và lưới điện phân phối các Công ty Điện lực trong khu vực các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông lên tới 4.093MW, chiếm 36% tổng công suất đặt nguồn điện đấu nối lưới điện khu vực này.
- Quá tải lưới điện tại một số khu vực: FIT bộc lộ nhiều hạn chế
- Phó Giám đốc Sở TT&TT: Các khu cách ly ở Hà Nội quá tải là không chính xác
- Công ty Truyền tải điện 3 chủ động xây dựng phương án đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp
Công nhân PTC3 bảo trì bảo dưỡng thiết bị TBA 500kV Vĩnh Tân vào ban đêm.
Với tốc độ phát triển rất nhanh của các nguồn điện mặt trời, trong thời gian ngắn làm cho một số đường dây 220kV khu vực Phú Yên, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông luôn vận hành trong tình trạng thường xuyên đầy tải, quá tải xảy ra vào ban ngày.
Để hạn chế tình trạng đầy tải và quá tải lưới điện 220kV PTC3 phối hợp Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia (A0) và Trung tâm Điều độ HTĐ miền Nam (A2), miền Trung (A3) áp dụng các biện pháp giảm phát hoặc khống chế công suất phát của các nguồn điện khu vực Bình thuận, Ninh Thuận; Bình Định, khu vực Phú Yên theo nguyên tắc tại công văn 5912/EVN-TTĐ ngày 01/09/2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ông Hồ Công – Phó Giám đốc PTC3 cho biết: Mặc dù đã giảm huy động nguồn điện trong khu vực, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng vận hành đầy tải các đường dây 220kV: Thuận Nam – Ninh Phước (100%); Đa Nhim – Đức Trọng ( 98%); An Khê – Pleiku (mang tải 100%); Quy Nhơn –NMTĐ An Khê (mang tải 99%); Quy Nhơn - Tuy Hòa (mang tải 96%); Thiên Tân – Nha Trang (mang tải 98%); Nha Trang – Krông Buk (mang tải 87%).
Ngoài ra một số máy biến áp 500kV cũng xảy ra tình trạng đầy và quá tải như máy biến áp tại trạm biến áp 500kV Đắk Nông, trạm 500kV Pleiku 2, trạm 500kV Pleiku mang tải từ 94-100% .
Căn cứ theo văn bản số 795/TTg-CN ngày 25/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh mục các dự án điện gió vào quy hoạch phát triển điện lực, các dự án nhà máy điện gió khu vực Tây Nguyên có tổng công suất 2.358MW (chiếm 21% tổng công suất đặt nguồn điện đấu nối lưới truyền tải và lưới điện phân phối trong khu vực này) đang trong quá trình thi công, lắp đặt, sẽ đưa vào vận hành tháng 11/2021.
Khi đưa vào vận hành sẽ không những càng gây áp lực tiếp tục quá tải nặng nề lên các đường dây truyền tải do PTC3 quản lý nêu trên mà còn gây khả năng mất ổn định vận hành hệ thống điện khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên.
Thực trạng lưới điện thường xuyên vận hành trong tình trạng đầy tải, quá tải như vậy, yêu cầu buộc Công ty Truyền tải điện 3 phải tăng cường các giải pháp vận hành an toàn lưới điện nên tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát thiết bị, máy biến áp, đường dây và hành lang tuyến để kịp thời khắc phục, xử lý các hiện tượng bất thường, sẵn sàng chuẩn bị phương án 24/24 xử lý sự cố trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Một số đường dây đầy và quá tải càng khó cắt điện vào ban ngày để sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ mà phải thực hiện bố trí cắt điện vào ban đêm (khi điện mặt trời ngừng phát).
Việc thực hiện các biện pháp an toàn, cũng như quá trình giám sát thi công, giám sát các thiết bị chịu lực, kiểm soát an toàn tại các khoảng cột có giao chéo với đường dây trung thế, hạ thế và đường giao thông vào ban đêm sẽ rất khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro mất an toàn cao .
Để giảm áp lực đầy và quá tải lưới điện lâu dài, đảm bảo vận hành truyền tải điện an toàn, ổn định lưới điện truyền tải do PTC3 quản lý, ngoài giải pháp giảm nguồn phát hoặc khống chế công suất phát của các nhà máy điện khu vực Phú Yên, Bình Định... như hiện nay, PTC3 kiến nghị cần thiết đẩy nhanh tiến độ thi công đóng điện đường dây 220kV Phù Mỹ - Quảng Ngãi ; ĐD 220kV Nha Trang – Krông Buk mạch 2, Krông Buk – Pleiku 2 mạch 2 để giải quyết tình trạng vận hành đầy tải, quá tải các ĐD 220kV khu vực Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng treo dây mạch 2 ĐD 220kV Quảng Ngãi – Phước An (giai đoạn 2). Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Đường dây mạch kép 220kV Tuy Hòa – Phước An. Tháp chàm – Đa Nhim – Di Linh mạch 2 .
Để đồng bộ truyền tải với lưới điện 500kV, chống tắc nghẽn cục bộ phối hợp đẩy nhanh thi công Nâng công suất các MBA AT1, AT2 trạm 500kV Đắk Nông từ 2x450MVA lên 2x900MVA; Nâng công suất các MBA AT1, AT2 trạm 500kV Pleiku 2 từ 2x450MVA lên 2x900MVA.
PTC3 cũng kiến nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân, Trạm biến áp 500kV Vân Phong và đấu nối; Đường dây 500kV KrôngBuk – Tây Ninh, Trạm biến áp 500kV Krông Buk và đấu nối; Đường dây 220kV Sông Ba Hạ - Krông Buk là cần thiết để đồng bộ giải tỏa tình trạng đầy và quá tải lưới điện truyền tải, do nguồn năng lượng tái tạo đấu nối phát điện, phát triển nhanh, ào ạt như hiện nay.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận