Việt Nam đã trở nên an toàn hơn trên internet trong năm 2021

Ninh Gia
18/03/2021 09:09
D

Sau chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020”, Bộ TT&TT đã thực hiện gỡ hơn 1 triệu IP Việt Nam ra khỏi hệ thống máy tính ma trong 2 tháng đầu năm 2021 giúp nâng tính an toàn, bảo mật của nước ta trên môi trường internet.

Giảm gần 1,1 triệu địa chỉ IP Việt Nam trong các mạng máy tính ma

Cụ thể, theo số liệu của hệ thống giám sát tập trung của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), tại thời điểm đầu tháng 12/2020, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma là 1.052.479 địa chỉ.

IP Việt Nam đang dần được loại bỏ khỏi hệ thống máy tính ma.

Tiếp đó, trong tháng 1/2021, con số này còn 1.004.706 địa chỉ, giảm 1,05% so với tháng 12/2020 và giảm 29,85% so với cùng kỳ tháng 1 năm ngoái. Trong tháng 2/2021, số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma chỉ còn 917.492 địa chỉ, giảm 8,68% so với tháng 1/2021 và giảm 44,16% so với cùng kỳ tháng 2 năm ngoái.

Điều này cũng chỉ ra rằng, liên tiếp khoảng 8 tháng gần đây, số lượng địa chỉ IP Việt Nam trong các mạng máy tính ma đều có xu hướng giảm.

Nguyên nhân số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma giảm tiếp trong 2 tháng đầu năm nay, theo đánh giá của các chuyên gia NCSC, là do các cá nhân, tổ chức, đơn vị đã nâng cao nhận thức và tích cực phối hợp xử lý, bóc gỡ mã độc ngay cả sau chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020”.

Tính từ trước khi mở chiến dịch rà soát và xử lý mã độc cho đến cuối tháng 2/2021, tổng số địa chỉ IP Việt Nam không còn nằm trong các mạng máy tính ma là hơn 1 triệu.

Chiến dịch “Rà soát và xử lý mã độc trên toàn quốc năm 2020” được Bộ TT&TT khởi động từ khoảng giữa tháng 7/2020 và kết thúc vào giữa tháng 12/2020, hướng tới mục tiêu dài hạn là đảm bảo an toàn cho người dùng trên không gian mạng Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Được triển khai trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam, chiến dịch do Trung tâm NCSC thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT trực tiếp là đầu mối phối hợp, đồng hành với các doanh nghiệp làm an toàn thông tin trong và ngoài nước thực hiện.

Trước khi chiến dịch này diễn ra, theo nghiên cứu của các hãng bảo mật, tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam tuy có giảm hơn song vẫn ở mức cao so với các nước trên thế giới.

Số liệu thống kê thực tế khi đó cho thấy, Việt Nam có khoảng 16 triệu địa chỉ IPv4, trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong danh sách đen của nhiều tổ chức quốc tế; 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng máy tính ma lớn.

Trao đổi với ICTnews, Giám đốc Trung tâm NCSC Trần Quang Hưng cho biết, chiến dịch “Rà soát và xử lý mã độc trên toàn quốc năm 2020" đã thu được những kết quả rất tích cực, đạt mục tiêu giảm 50% số lượng địa chỉ IP nhiễm mã độc/botnet tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chiến dịch còn được hiệu ứng lan truyền, nâng cao nhận thức về an toàn an ninh mạng cho tất cả mọi người.

Theo thống kê, trong thời gian chiến dịch được triển khai, đã có khoảng trên 8 triệu lượt người dùng tiếp cận chiến dịch, 5 triệu người đã tham gia và sử dụng công cụ cung cấp miễn phí được cung cấp.

Đặc biệt, vào đầu tháng 12/2020 - thời điểm chiến dịch gần kết thúc, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma là 1.052.479 địa chỉ, giảm khoảng 48% so với thời điểm trước chiến dịch (2.014.512 địa chỉ).

Như vậy, tính từ trước khi mở chiến dịch “Rà soát và xử lý mã độc trên toàn quốc năm 2020" cho đến cuối tháng 2/2021, con số địa chỉ IP Việt Nam không còn nằm trong các mạng máy tính ma là gần 1,1 triệu địa chỉ.

Khởi đầu mới cho Việt Nam trên không gian mạng

Trong báo cáo mới nhất của Kaspersky Security Network, ông Yeo Siang Tiong - Tổng giám đốc Kaspersky Đông Nam Á đã đưa ra nhận xét: “Bất chấp tình hình đầy thách thức do đại dịch gây ra, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực về an ninh mạng nhờ nỗ lực phối hợp của chính phủ và các đối tác tư nhân trong chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” do Trung tâm NCSC phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước triển khai”.

Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng cũng chia sẻ, chiến dịch rà soát và xử lý mã độc trên toàn quốc chính là hoạt động nổi bật, có ý nghĩa nhất của cơ quan này trong năm 2020.

“Kết quả quan trọng nhất của chiến dịch không phải là việc giảm được 50% tỷ lệ mã độc, tỷ lệ địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma, mà quan trọng hơn cả là lần đầu tiên có một hoạt động thu hút, kêu gọi được sự tham gia, chung tay của đông đảo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân”, đại diện Trung tâm NCSC bày tỏ.

Cụ thể, theo phân tích của Trung tâm NCSC, để chiến dịch thu được những kết quả tích cực kể trên, là nhờ sự đồng hành triển khai của các doanh nghiệp trong Liên minh phòng chống mã độc và xử lý tấn công mạng và doanh nghiệp quốc tế, hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin tại các tỉnh, thành và bộ ngành; đặc biệt là người dùng, doanh nghiệp.

Đại diện NCSC nhấn mạnh, rà soát và xử lý mã độc là một cuộc chiến dài hạn, không phải chiến dịch kết thúc là xong. Chiến dịch “Rà soát và xử lý mã độc trên toàn quốc năm 2020” chính là khởi đầu cho một cuộc chiến “trường kỳ” của Việt Nam trên không gian mạng.

Thời gian tới, có rất nhiều việc chúng ta phải tiếp tục làm, từ việc sử dụng phần mềm bản quyền, có "hệ miễn dịch" an toàn thông tin của riêng Việt Nam, cho tới việc nâng cao ý thức của người dân, nhận thức của doanh nghiệp.

Trong năm 2021, các chương trình có tính chất cộng đồng sẽ tiếp tục được Trung tâm NCSC phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị triển khai. Mục đích là làm sao để các chương trình này trở thành hoạt động thường xuyên, vừa giúp mọi người vừa nâng cao được nhận thức chung về đảm bảo an toàn, an ninh mạng, vừa tăng tính đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

MODCOD: Công nghệ mã hóa và điều chế tiên tiến đằng sau cách mạng truyền thông vệ tinh

MODCOD: Công nghệ mã hóa và điều chế tiên tiến đằng sau cách mạng truyền thông vệ tinh

Nhà mạng Việt Nam cần gì để thành công với 5G SA?

Nhà mạng Việt Nam cần gì để thành công với 5G SA?

Việt Nam đã thật sự sẵn sàng để sang mạng 5G SA trong những năm tới hay chưa?

Việt Nam đã thật sự sẵn sàng để sang mạng 5G SA trong những năm tới hay chưa?

Đấu giá lại băng tần 700 MHz cho 5G: Việt Nam nới lỏng điều kiện?

Đấu giá lại băng tần 700 MHz cho 5G: Việt Nam nới lỏng điều kiện?

Keysight bổ sung các công cụ đo kiểm mới cho dòng sản phẩm RF và viba

Keysight bổ sung các công cụ đo kiểm mới cho dòng sản phẩm RF và viba

Keysight trình diễn các công nghệ không dây tại Mobile World Congress 2025

Keysight trình diễn các công nghệ không dây tại Mobile World Congress 2025

Keysight và Alea xác nhận hợp chuẩn bài đo tính năng push-to-talk của 3GPP EUTRA

Keysight và Alea xác nhận hợp chuẩn bài đo tính năng push-to-talk của 3GPP EUTRA

Lý do gì EVN Ninh Bình cắt cáp của VTV?

Lý do gì EVN Ninh Bình cắt cáp của VTV?

Keysight hợp tác với EU để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong 6G

Keysight hợp tác với EU để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong 6G

Các tiêu chuẩn cho mạng 5G phi mặt đất

Các tiêu chuẩn cho mạng 5G phi mặt đất

VinaPhone chính thức phủ sóng 5G đến 63/63 tỉnh thành

VinaPhone chính thức phủ sóng 5G đến 63/63 tỉnh thành

VNPT nâng tốc độ internet lên hơn 3 lần - giá không đổi

VNPT nâng tốc độ internet lên hơn 3 lần - giá không đổi

Tin mới cập nhật

Lỗ hổng AirPlay: Nguy cơ bảo mật nghiêm trọng cho 2,35 tỷ thiết bị Apple

Lỗ hổng AirPlay: Nguy cơ bảo mật nghiêm trọng cho 2,35 tỷ thiết bị Apple

FLC Hotels & Resorts ‘cháy phòng’ dịp lễ 30/4 - 1/5, sẵn sàng cho mùa hè du lịch bùng nổ

FLC Hotels & Resorts ‘cháy phòng’ dịp lễ 30/4 - 1/5, sẵn sàng cho mùa hè du lịch bùng nổ

ABBANK lãi lớn quý 1/2025 nhờ chuyển đổi số và kiểm soát nợ hiệu quả

ABBANK lãi lớn quý 1/2025 nhờ chuyển đổi số và kiểm soát nợ hiệu quả

Thực hư gói Starlink miễn phí? Chi tiết ưu đãi thiết bị internet vệ tinh Starlink

Thực hư gói Starlink miễn phí? Chi tiết ưu đãi thiết bị internet vệ tinh Starlink

Trung Quốc phát minh ăng-ten siêu mỏng cho máy bay tàng hình

Trung Quốc phát minh ăng-ten siêu mỏng cho máy bay tàng hình

Cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới qua mạng lượng tử

Cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới qua mạng lượng tử

Công nghệ lượng tử của Toshiba thay đổi ngành viễn thông

Công nghệ lượng tử của Toshiba thay đổi ngành viễn thông

Grok 3.5: AI đầu tiên trả lời các câu hỏi không dựa vào dữ liệu có sẵn trên Internet

Grok 3.5: AI đầu tiên trả lời các câu hỏi không dựa vào dữ liệu có sẵn trên Internet

MODCOD: Công nghệ mã hóa và điều chế tiên tiến đằng sau cách mạng truyền thông vệ tinh

MODCOD: Công nghệ mã hóa và điều chế tiên tiến đằng sau cách mạng truyền thông vệ tinh

'SUPER SHOW - SIÊU CHIẾN PIN' thu hút đông đảo người tham dự

'SUPER SHOW - SIÊU CHIẾN PIN' thu hút đông đảo người tham dự

Chiến dịch 'Tự hào Việt Nam' xác lập kỷ lục với 5 triệu người dùng

Chiến dịch 'Tự hào Việt Nam' xác lập kỷ lục với 5 triệu người dùng

Nestlé khởi động chương trình 'Huế - Kinh đô ẩm thực'

Nestlé khởi động chương trình 'Huế - Kinh đô ẩm thực'

Tin đọc nhiều

MODCOD: Công nghệ mã hóa và điều chế tiên tiến đằng sau cách mạng truyền thông vệ tinh

MODCOD: Công nghệ mã hóa và điều chế tiên tiến đằng sau cách mạng truyền thông vệ tinh

Nhà mạng Việt Nam cần gì để thành công với 5G SA?

Nhà mạng Việt Nam cần gì để thành công với 5G SA?

Việt Nam đã thật sự sẵn sàng để sang mạng 5G SA trong những năm tới hay chưa?

Việt Nam đã thật sự sẵn sàng để sang mạng 5G SA trong những năm tới hay chưa?

Keysight và Alea xác nhận hợp chuẩn bài đo tính năng push-to-talk của 3GPP EUTRA

Keysight và Alea xác nhận hợp chuẩn bài đo tính năng push-to-talk của 3GPP EUTRA

Viettel triển khai thành công mạng 5G độc lập đầu tiên tại Việt Nam

Viettel triển khai thành công mạng 5G độc lập đầu tiên tại Việt Nam

5G dẫn đầu tiến bộ của tương lai công nghệ số

5G dẫn đầu tiến bộ của tương lai công nghệ số

Ấn Độ loại Huawei và ZTE khỏi kế hoạch phát triển mạng 5G

Ấn Độ loại Huawei và ZTE khỏi kế hoạch phát triển mạng 5G

Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G

Phát huy tinh thần Make in Vietnam, sẵn sàng công nghệ, thiết bị để thương mại 5G

5G mang lại giá trị 300 triệu USD mỗi năm cho các nhà mạng Việt Nam

5G mang lại giá trị 300 triệu USD mỗi năm cho các nhà mạng Việt Nam

Nâng cao chất lượng thông tin di động

Nâng cao chất lượng thông tin di động

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Bắc Sơn mây hát

Bắc Sơn mây hát

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019