Na Uy: Nền kinh tế không số từ chối ủng hộ đồng Bitcoin
Được mệnh danh là "Nền kinh tế không số" nhưng Na Uy lại thẳng tay từ chối đồng Bicoin với lý do đồng tiền này quá đắt và không có sự ổn định khi được quyết định bởi yếu tố thị trường.
- "Bong bóng" Bitcoin sẽ ra sao khi bước vào giai đoạn chuyển đổi lớn?
- Bitcoin chỉ cần 3 tháng tăng giá "phi mã" đã tạo ra 100 nghìn triệu phú đôla
- "Bong bóng" Bitcoin đối mặt với tương lai không mấy khả quan trong năm 2021
Na Uy nổi tiếng là nền kinh tế không tiền mặt trên thế giới khi hơn 96% số giao dịch tại quốc gia này được thực hiện qua các phương tiện thanh toán online hoặc ngân hàng. Thế nhưng mới đây, Ngân hàng trung ương Na Uy (NB) lại khuyến nghị người dân không nên dùng Bitcoin trong thanh toán bởi chúng...quá đắt.
Bitcoin sở hữu giá trị khủng nhưng không nhận được sự chấp thuận của Na Uy.
Theo Thống đốc Olsen, đồng Bitcoin ngốn quá nhiều tài nguyên điện và ảnh hưởng đến môi trường. Loại tiền ảo này cũng có giá quá đắt và đặc biệt là không hề ổn định.
Thay vào đi theo xu hướng, Chính phủ Na Uy hiện đang chạy đua để phát hành loại tiền số của riêng họ trước khi Bitcoin chiếm lĩnh thị trường trong một xã hội không tiền mặt. Phó thống đốc Ida Wolden Bache của NB cho biết với chưa đến 4% giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt tại Na Uy, việc thúc đẩy một công cụ thanh toán mới là điều vô cùng cần thiết cho nền kinh tế này trong tương lai.
Hiện nhiều chuyên gia đang so sánh Bitcoin như vụ bong bóng thị trường hoa tulip thập kỷ 17 khi nhiều người đổ tiền vào đầu cơ để rồi phá sản.
"Tôi cho rằng cuối cùng thì Bitcoin cũng chẳng thể ảnh hưởng đến quyết định của các ngân hàng trung ương dù ngày càng nhiều người đổ tiền vào đây", Thống đốc Olsen nhấn mạnh.
Tuy nhiên mặc cho sự phản đối của Na Uy, trong phiên giao dịch 22/3, đồng Bitcoin được giao dịch với giá khoảng 57.000 USD, tăng gần 900% so với 1 năm trước đây. Hàng loạt những người nổi tiếng như tỷ phú Elon Musk của Tesla, Cathie Wood của Ark Investment hay Matt Mcdermott của Goldman Sachs đã đầu tư vào Bitcoin.
Trên thực tế , Na Uy được ví là xã hội không tiền mặt nhưng lại đang chậm chân hơn Trung Quốc lẫn Thụy Điển trong việc phát hành tiền số riêng của mình nhằm kiếm soát công nghệ tiền ảo trước sự bành trướng của Bitcoin.
Na Uy có lẽ cần mạnh tay và cố gắng hơn nữa để giữ vững quan điểm của mình và đánh bại đồng bitcoin trong tương lai.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận