Con mắt robot dính trước trán này sẽ cho phép bạn vừa đi bộ vừa bấm điện thoại
Bạn thường có thói quen dán mắt vào smartphone dù đang rảo bước trên một con phố đông người? Bạn có hay chen chúc qua biển người trong khi đang bận rộn trả lời bình luận trên Instagram?
- "Bạn không cần mạng xã hội, ngược lại, chúng mới cần đến bạn"
- Cần quy định về việc sử dụng tên thật trên mạng xã hội
- Các công ty công nghệ lớn nhất thế giới vừa khép lại 1 năm bộn thu
- AI biến đổi ngành công nghiệp smartphone như thế nào
Nếu bạn thuộc kiểu người thà đâm vào cột điện còn hơn là phải rời mắt khỏi mạng xã hội, thì sinh viên chuyên ngành thiết kế công nghiệp Minwook Paeng vừa nghĩ ra một giải pháp giúp cuộc sống của bạn dễ thở hơn: con mắt robot Third Eye. Đúng như tên gọi của nó, "con mắt thứ ba" này sẽ được dính cố định trước trán người dùng và phát hiện các vật cản trong khi đôi mắt thật của họ dán vào màn hình smartphone.
Thiết bị hài hước này cho phép người dùng điều hướng trong khi đang nhắn tin hay lướt Instagram mà không phải lo lắng bị cản trở bởi những vật cản trong thế giới thực.
Third Eye là một dự án được phát triển bởi Paeng trong khuôn khổ khoá học thiết kế mà anh đang theo đuổi tại Đại học Nghệ thuật Hoàng gia London. Đây cũng là một sản phẩm lý tưởng dành cho một chủng loài người mới: người phono sapien - thế hệ người gắn chặt với những thiết bị di động, làm mọi thứ trên di động.
Con mắt nhân tạo này có vỏ bằng nhựa trong mờ, với linh kiện bên trong dựa trên nền tảng điện tử mã nguồn mở Arduino. Nó sẽ được dính lên trán bạn bằng một miếng gel mỏng.
Thiết bị được tích hợp một loa và một gia tốc kế, vốn là một cảm biến thường thấy trên smartphone dùng để phát hiện phương hướng của điện thoại và tự động xoay màn hình khi cần thiết.
Gia tốc kế trên Third Eye đảm nhiệm chức năng phát hiện khi nào đầu người dùng cúi xuống để mở mí mắt nhựa, làm lộ ra một cảm biến sonar (định vị bằng sóng âm). Khi phát hiện ra vật cản phía trước, con mắt sẽ phát ra âm thanh vo vo để báo hiệu cho người dùng.
"Smartphone đã len lỏi quá sâu vào cuộc sống hiện đại, đến nỗi chúng ta không thể chối bỏ quá trình tiến hoá của người phono-sapien. Tôi hi vọng rằng sản phẩm này, vốn được tạo ra để mỉa mai những gì chúng ta đang làm với những chiếc smartphone của mình, có thể giúp mọi người tạm ngừng một chút để tự nhìn lại bản thân mình" - Paeng nói.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận