Công nghệ sóng âm phát hiện con đường thời La Mã cổ đại
Trong thời La Mã, các khu vực đầm phá Venice vẫn có thể tiếp cận được bằng đường bộ, không bị ngập trong nước như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ con người đã chiếm đóng khu vực này ở mức độ nào vào thời điểm đó.
- Phát hiện 'Mặt trăng' mới quay quanh Trái đất, nhỏ cỡ xe hơi
- Phát hiện dưới lớp băng sao Hỏa có nhiều ao nước mặn bị vùi lấp
Theo đó, tàn tích của con đường thời La Mã ở khu vực đầm phá Vanecie được khám phá gần đây do các nhà nghiên cứu tại Viện khoa học của Ý, kết quả của nghiên cứu này là đề tài thảo luận sôi nổi trong một báo cáo khoa học.
Con đường La Mã cổ đại nằm dưới đáy đầm Venice. Ảnh MH
Bằng việc sử dụng kỹ thuật bằng sóng âm và tổ chức các chuyến lặn dưới kênh Treporti. Họ phát hiện 12 cấu trúc xếp theo hướng đông bắc, trải dài khoảng 1.140 m,cao 2.7m và dài 52.7m. Nhiều khả năng là tàn tích của một con đường cổ.
Các cuộc khảo sát trước đây về kênh đã phát hiện ra những viên đá tương tự như những viên đá mà người La Mã sử dụng để xây dựng. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng những viên đá này có thể thẳng hàng dọc theo một con đường La Mã.
Hình ảnh thể hiện qua công nghệ sóng âm (Ảnh MH)
Nhà khoa học Marano và các đồng nghiệp cho rằng con đường cổ giúp kết nối bến cảng và các khu định cư La Mã với một mạng lưới đường giao thông. Theo các nhà nghiên cứu có một sườn núi cao hơn mực nước biển trong thời kỳ La Mã nhưng hiện đã bị nhấn chìm trong đầm phá.
Tất cả những phát hiện này đã đưa các nhà nghiên cứu nghĩ rằng một khu định cư lâu dài có thể được đặt tại Kênh Treporti. Họ tin rằng con đường có thể là một phần của mạng lưới cảnh quan La Mã rộng lớn hơn trong vùng Venice.
Những con đường này có thể được sử dụng bởi du khách và thủy thủ để đi lại giữa thành phố Chioggia và phía bắc của đầm phá Venice.
Theo tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận