Facebook chặn đứng phong trào 'tẩy chay' vắc-xin ngừa virus SARS-CoV-2
Trong nỗ lực xử lý tin giả trên nền tảng mạng xã hội, Facebook cho biết đã xử lý thêm những tài khoản đang lan truyền thông tin giả mạo nhằm lôi kéo người dùng vào phong trào "tẩy chay" vắc-xin ngừa COVID-19.
- Cán bộ công nhân viên EVNNPT đóng góp 3 tỉ đồng ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19
- Chiến dịch tẩy chay Facebook đã "thổi bay" hàng tỉ USD trên thị trường tài chính
- Nếu Mỹ cấm WeChat Trung Quốc sẽ tẩy chay Apple
Ngày 10/8, Facebook thông báo hãng này đã chặn đứng một chiến dịch phát tán thông tin sai lệch bằng cách lừa những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội ủng hộ hoặc lan truyền những thông tin “tẩy chay” vaccine phòng COVID-19.
Cụ thể, Facebook cho biết đã gắn nhãn chiến dịch trên là “hoạt động tẩy rửa thông tin sai lệch”, theo đó những đối tượng đứng sau chiến dịch này tìm cách lừa những người có ảnh hưởng và uy tín trên mạng xã hội để lan truyền các thông tin giả liên quan đến vaccine phòng COVID-19.
Trào lưu anti vắc-xin đang ngày càng lan rộng khi những thông tin giả liên quan được những người có ảnh hưởng trên nền tảng mạng xã hội lan truyền.
Thông báo của Facebook cũng nêu rõ và khẳng định về chiến dịch lan truyền tin giả này, thực thể đứng sau chiến dịch lan truyền thông tin giả này được cho là công ty quảng cáo tiếp thị Fazze.
Ông Ben Nimmo, người đứng đầu bộ phận giám sát mối đe dọa toàn cầu của Facebook, cho rằng người sử dụng mạng xã hội cần tỉnh táo trước loạt thông tin sai lệch về vaccine và biết chọn lọc thông tin chính thống.
Theo ông, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thường bị lừa chia sẻ thông tin thất thiệt khi họ khong tự tìm kiểu kỹ lượng Fazze là một chi nhánh của AdNow, một công ty quảng cáo đăng ký hoạt động tại Anh.
Theo Facebook, trong tháng 7, hãng này đã khóa 65 tài khoản trên mạng xã hội này mà 243 tài khoản Instagram có liên quan đến chiến dịch thông tin sai lệch trên, đồng thời cấm Fazze tham gia Facebook.
Ông Nimmo cho biết chiến dịch phát tán thông tin trên nhằm mục tiêu chủ yếu vào người dùng tại Ấn Độ, Mỹ Latinh và Mỹ vào thời điểm chính phủ các nước cân nhắc cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Chiến dịch thông tin tận dụng các nền tảng trực tuyến gồm Reddit, Medium, Change.org và Facebook, tạo ra nhiều bài đăng có nội dung sai lệch, sau đó cung cấp có những người có ảnh hưởng bằng các liên kết hashtag.
Facebook nêu rõ chiến dịch tung tin giả này dường như không đạt kết quả bởi hầu hết các bài đăng trên Instagram không nhận được lượt “thích” (like) nào.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận