Trạm biến áp có công suất lớn nhất Việt Nam phòng chống dịch COVID-19 như thế nào?
Trạm biến áp 500kV Phú Lâm (Truyền tải điện TP.HCM, Công ty Truyền tải điện 4) tọa lạc tại số E4/39/12, Quốc lộ 1A, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM. Đây là trạm biến áp có công suất lớn nhất Việt Nam.
- Đóng điện công trình trạm biến áp số đầu tiên của EVNNPT
- Giữa tâm dịch COVID-19: Trạm biến áp lớn nhất miền Bắc phòng, chống dịch như thế nào?
- Trạm biến áp 220 kV Thuỷ Nguyên - Số hoá trạm biến áp đầu tiên tại Việt Nam
Trạm được khởi công xây dựng vào ngày 21/01/1993, đến ngày 24/05/1994 bắt đầu đóng điện chính thức vận hành. Đây là một trong số các trạm nút lớn của hệ thống lưới truyền tải điện siêu cao áp 500kV Bắc – Nam, là nơi trung chuyển điện năng quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam.
Trạm biến áp 500kV Phú Lâm có nhiệm vụ tiếp nhận nguồn và cung cấp năng lượng điện cho các phụ tải vùng trung tâm kinh tế trọng điểm ở phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trạm biến áp 500kV Phú Lâm có công suất thiết kế ban đầu là 615 MVA, đến nay sau nhiều lần thực hiện tăng cường công suất, trạm có tổng công suất là 2.676 MVA, với 7 máy biến áp các loại.
Trạm biến áp 500kV Phú Lâm có nhiệm vụ kết nối lưới điện 500kV với các Trạm 500kV Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Trạm 500kV Nhà Bè và Trạm 500kV Cầu Bông (02 trạm khu vực TP.HCM). Đối với lưới điện 220kV kết nối với các Trạm 220kV Bình Tân (TP.HCM), Long An (tỉnh Long An), Bình Chánh (TP.HCM). Đối với lưới điện 110kV kết nối các Trạm 110kV Bà Quẹo, Chợ Lớn, Phú Định, Bình Tân, Tân Tạo (TP.HCM); Tân An, Bến Lức, Đức Hòa (tỉnh Long An).
Xác định được tầm quan trọng của trạm, để đảm bảo phòng chống dịch, thực hiện chỉ đạo của Truyền tải điện TP.HCM, từ ngày 11/5, toàn bộ 18 CBCNV của TBA 500kV Phú Lâm được cách ly tuyệt đối, ăn nghỉ tập trung tại trạm, nhằm đảm bảo “mục tiêp kép”.
Các đội công tác khác đến làm việc tại trạm cũng phải tuyệt đối tuân thủ biện pháp bảo đảm phòng chống dịch như rửa tay khử trùng và đeo khẩu trang, tăng cường tần suất kiểm tra thân nhiệt, hạn chế đi lại và tuyệt đối không được vào khu vực Phòng điều khiển trung tâm của trạm biến áp.
Đơn vị đã tiến hành phun khử khuẩn toàn trạm biến áp, vệ sinh khử khuẩn các thiết bị thường xuyên sử dụng như điện thoại, bàn phím, chuột máy tính, thường xuyên lau cồn tay nắm cửa ra vào phòng trực,… để đảm bảo an toàn. Lực lượng vận hành được trang bị quần áo, bảo hộ y tế khi tiếp xúc với đội công tác và đi qua khu vực dịch bệnh.
Trong thời gian này, các khu ăn, nghỉ đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thiết yếu và nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày. Công tác hậu cần giao cho bộ phận nấu ăn ca của Trạm thực hiện có sự kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm và phòng chống dịch COVID-19; chế độ, mức ăn hàng ngày thực hiện theo quy định của EVN/EVNNPT.
Đồng thời, bố trí cố định các kíp trực để hạn chế lây chéo nếu bị nhiễm dịch cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Người không có nhiệm vụ tuyệt đối không vào khu vực vận hành.
Ca trực vận hành TBA 500kV Phú Lâm.
Công nhân TBA quét mã QR-Code cập nhật lý lịch, thông số thiết bị tại trạm biến áp.
Ngoài thời gian trực ca vận hành, công nhân TBA kiểm tra hệ thống thoát nước nhằm chuẩn bị tốt cho mùa mưa bão.
Công nhân TBA chơi thể thao để bảo sức khỏe sau ca trực.
Công nhân TBA 500kV Phú Lâm chơi đàn và hát sau ca trực.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận