Hiệu ứng 'domino' Evergrande - 'Trùm' bất động sản Trung Quốc bị 'thổi bay' hơn 1 tỉ USD
Hiệu ứng domino của “gã khổng lồ” bất động sản Trung Quốc Evergrande đã khiến cho tài sản của một "đại gia" trong giới bất động sản Zhang Yuanlin - Chủ tịch tập đoàn Sinic Holdings "bốc hơi" hơn 1 tỉ USD trong ngày 20/9.
- 'Cục nợ khổng lồ' Evergrande đang trên bờ vực phá sản và những hệ lụy?
- "Lùm xùm" bất động sản bên cạnh công nghệ sản xuất nước giải khát giúp Tân Hiệp Phát chiếm lĩnh thị trường
- Bất động sản 2021 sẽ minh bạch để "khởi sắc"
Theo tạp chí Forbes, giá trị tài sản ròng của ông Zhang Yuanlin đã nhanh chóng giảm từ mức 1,3 tỷ USD ghi nhận trong sáng 20/9, xuống chỉ còn 250,7 triệu USD trong chiều cùng ngày.
Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh tập đoàn của ông buộc phải tạm ngừng giao dịch trên sàn Hong Kong, sau khi giá cổ phiếu lao dốc tới 87% trong phiên chiều 20/9.
Ông Zhang từng có tên trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2021 do Forbes xếp hạng. Thu nhập của ông chủ yếu đến từ việc kinh doanh các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, tập đoàn của ông cũng đang không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng sau sự sụp đổ của “gã khổng lồ” bất động sản Trung Quốc Evergrande.
"Virus" Evergrand đã tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư khi các sàn chứng khoán Trung Quốc đã phải chứng kiến đà "tháo chạy" hàng loạt.
Theo Bloomberg, cổ phiếu của tập đoàn Sinic Holdings đột ngột bị bán tháo rất mạnh trong chiều 20/9, với khối lượng giao dịch cao gấp khoảng 14 lần so với mức trung bình trong một năm gần đây.
Lĩnh vực bất động sản đóng góp hơn 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Nhiều dư luận lo ngại về tác động tiêu cực của sự cố Evergrande đối với kinh tế trong nước và toàn cầu.
Lĩnh vực kinh doanh chính của Evergrande là bất động sản và công ty này là nhà phát triển địa ốc lớn thứ nhì của Trung Quốc nếu xét về doanh số. Evergrande nắm hơn 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố ở Trung Quốc. Bộ phận quản lý dịch vụ bất động sản của công ty tham gia gần 2.800 dự án tại hơn 310 thành phố Trung Quốc.
Ngoài bất động sản, Evergrande còn có 7 công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm: ô tô điện, dịch vụ y tế, sản phẩm tiêu dùng, sản xuất chương trình video và truyền hình và thậm chí cả công viên chủ đề.
Thông tin trên website của Evergrande cho biết, công ty có 200.000 nhân viên và gián tiếp tạo hơn 3,8 triệu việc làm mỗi năm. Cổ phiếu và trái phiếu Evergrande đã được đưa vào nhiều chỉ số tại các thị trường ở châu Á.
Sau nhiều năm nhanh chóng mở rộng và gom mua tài sản, song song với quá trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc, Evergrande giờ đây đang “oằn mình” gánh khoản nợ khoảng 300 tỷ USD.
Với số nợ này, Evergrande là công ty bất động sản nặng nợ nhất thế giới và phải xoay sở đủ cách để thanh toán cho nhà cung cấp và các chủ nợ. Trong hai tuần gần đây, công ty này đã hai lần cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận