Microchip ra mắt bộ vi điều khiển an toàn cho ô tô đạt chuẩn ASIL C
Các gói giải pháp an toàn chức năng mới theo tiêu chuẩn ISO 26262 đơn giản hóa việc thiết kế các ứng dụng an toàn ở các cấp độ B và C của tiêu chuẩn ASIL thông qua sử dụng các bộ vi điều khiển dsPIC®, PIC18 và AVR®
- Microchip công bố thiết kế sặc không dây công suất lên đến15W với chuẩn Qi 1.3 trên xe ô tô
- Microchip công bố chíp điều khiển màn hình cảm ứng 45 inch
- Microchip ra mắt bộ chuyển đổi PoE sang USB-C công suất đầu ra đến 60W
Giải pháp an toàn chức năng đã được chứng nhận của Microchip góp phần tăng tốc độ phát triển và chứng nhận các ứng dụng an toàn trên ô tô.
An toàn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các ứng dụng ô tô nhằm đảm bảo hoạt động tin cậy và sức khỏe của người dùng. Hôm nay, Microchip Technology đã ra mắt các gói giải pháp an toàn chức năng mới, đã được chứng nhận để giúp các kỹ sư phát triển các sản phẩm theo tiêu chuẩn an toàn chức năng ISO 26262.
Microchip công bố việc phát hành các gói giải pháp an toàn chức năng mới theo tiêu chuẩn ISO 26262 dành cho các bộ điều khiển tín hiệu số (DSC) dsPIC33C, PIC18 và bộ vi điều khiển (microcontrollers - MCU) AVR với khả năng đẩy nhanh tốc độ phát triển các thiết kế an toàn quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu về chứng nhận an toàn ở các cấp độ B và C của tiêu chuẩn ASIL.
Ông Joe Thomsen, Phó chủ tịch phụ trách bộ phận kinh doanh MCU16 của Microchip cho biết “Khi độ phức tạp và mức độ ứng dụng các thiết bị điện tử trên ô tô gia tăng, yêu cầu về an toàn chức năng ngày càng trở nên khắt khe hơn trong các thiết kế ô tô. Để giúp khách hàng của chúng tôi phát triển các ứng dụng an toàn một cách nhanh chóng với rủi ro thấp nhất và phù hợp với điều kiện ngân sách, Microchip đã mở rộng đáng kể danh mục tài liệu an toàn đã được chứng nhận cùng thư viện tự kiểm tra, chẩn đoán, các công cụ phát triển và hỗ trợ kỹ thuật,".
Ông chia sẻ thêm “Là một nhà cung cấp quan trọng trong thị trường ô tô, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hỗ trợ an toàn chức năng để mang lại lợi thế cạnh tranh cho khách hàng.”
Theo đó, hệ sinh thái an toàn chức năng hoàn chỉnh dành cho DSC dsPIC33C gồm DSC dsPIC33C sẵn sàng cho an toàn chức năng ở Cấp độ 0 theo tiêu chuẩn AEC Q100 với các tính năng an toàn phần cứng riêng; Báo cáo và Sổ tay An toàn Chức năng (FSM) Phân tích Chẩn đoán Chế độ và Ảnh hưởng Sự cố (Failure Modes, Effects and Diagnostic Analysis – FMEDA) sẵn sàng cho Cấp độ B của tiêu chuẩn ASIL đã được SGS TÜV Saar chứng nhận; Các thư viện chẩn đoán an toàn chức năng đã được TÜV Rheinland chứng nhận dành cho thiết kế phù hợp với cấp độ C của tiêu chuẩn ASIL; Ứng dụng tham chiếu an toàn chức năng trong đó có các bước để phát triển thiết kế tuân thủ quy định kèm theo các tài liệu cần thiết cho việc tuân thủ quy định (theo cấp độ B hoặc C của tiêu chuẩn ASIL); Nhiều báo cáo an toàn chức năng và báo cáo chứng nhận khác nhau để hỗ trợ hoạt động tuân thủ quy định và chứng nhận.
Microchip cũng cho biết thêm về hệ sinh thái an toàn chức năng hoàn chỉnh dành cho các MCU PIC18 và AVR gồm MCU PIC18-Q84 sẵn sàng cho an toàn chức năng Cấp độ 1 theo tiêu chuẩn AEC Q100 với các MCU CAN FD và AVR DA cùng giao diện LIN, cả hai đều hỗ trợ về mặt phần cứng cho các cảm biến cảm ứng điện dung; Báo cáo và Sổ tay An toàn Chức năng (FSM) Phân tích Chẩn đoán Chế độ và Ảnh hưởng Sự cố (Failure Modes, Effects and Diagnostic Analysis – FMEDA) sẵn sàng cho Cấp độ B của tiêu chuẩn ASIL đã được SGS TÜV Saar chứng nhận; Các thư viện chẩn đoán an toàn chức năng; Các chứng chỉ và báo cáo chứng nhận Sẵn sàng cho Cấp độ B của tiêu chuẩn ASIL để hỗ trợ hoạt động tuân thủ quy định và chứng nhận.
Cho dù bạn là một kỹ sư mới tiếp cận lĩnh vực an toàn chức năng theo tiêu chuẩn ISO 26262 hay là một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, Microchip luôn có các kinh nghiệm và giải pháp đã được kiểm chứng để giúp họ đáp ứng các yêu cầu về an toàn chức năng và chứng nhận thiết kế trong khi vẫn giảm thiểu được chi phí, rủi ro và thời gian phát triển. Các gói giải pháp an toàn chức năng được liệt kê dưới đây, cùng với các công cụ phát triển đi kèm theo các tài liệu về an toàn của chúng tôi sẽ giúp các kỹ sư phát triển nên những hệ thống phù hợp với yêu cầu .
Microchip cung cấp ba gói giải pháp an toàn chức năng theo tiêu chuẩn ISO 26262 để hỗ trợ các khách hàng ở những cấp độ kiến thức chuyên môn khác nhau cũng như đang ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình thiết kế và đánh giá.
Gói an toàn chức năng Basic cung cấp cho khách hàng các tài nguyên như FMEDA và Sổ tay An toàn phù hợp với Cấp độ B của tiêu chuẩn ASIL để họ bắt đầu đánh giá các cấp độ an toàn chức năng mục tiêu và thiết kế các ứng dụng an toàn quan trọng trong ô tô.
Gói an toàn chức năng Starter cung cấp FMEDA và Sổ tay An toàn phù hợp với Cấp độ B của tiêu chuẩn ASIL đã được chứng nhận, một ứng dụng tham chiếu và các thư viện chẩn đoán phù hợp với Cấp độ C của tiêu chuẩn ASIL để giúp các nhà thiết kế hiểu rõ quy trình phát triển theo quy định của tiêu chuẩn ISO 26262 và các báo cáo theo yêu cầu.
Gói an toàn chức năng Full cung cấp một giải pháp hoàn chỉnh dành cho cả người mới bắt đầu và chuyên gia dày dạn kinh nghiệm nhằm đơn giản hóa thoạt động thiết kế và chứng nhận các ứng dụng an toàn quan trọng trên ô tô. Ngoài các tính năng của gói Starter, gói Full còn bao gồm cả các thư viện chẩn đoán đã được chứng nhận với mã nguồn và các báo cáo phân tích an toàn dành cho các thiết kế phù hợp với Cấp độ C của tiêu chuẩn ASIL.
Ngoài các gói giải pháp an toàn chức năng, Microchip còn cung cấp một gói công cụ thiết kế được TÜV SÜD chứng nhận dành cho hệ sinh thái công cụ phát triển MPLAB® nhằm hỗ trợ việc chứng nhận các công cụ. Gói công cụ đó bao gồm cả một trình biên dịch an toàn chức năng MPLAB XC đã được TÜV SÜD chứng nhận và chứng chỉ TÜV SUD, sổ tay an toàn chức năng dành cho trình biên dịch cùng các kế hoạch an toàn với đầy đủ các báo cáo phân loại và chứng nhận công cụ đầy đủ dành cho trình biên dịch, môi trường phát triển tích hợp (IDE) MPLAB X, MPLAB Code Coverage cũng như tất cả các chương trình của hệ sinh thái phát triển MPLAB.
Ông Thomas Steffens, Trưởng bộ phận Chứng nhận an toàn chức năng và an ninh mạng của TÜV Rheinland cho biết “Là một tổ chức chứng nhận An toàn chức năng đã được kiểm định, TÜV Rheinland cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thẩm định, đánh giá và chứng nhận độc lập theo các tiêu chuẩn ISO 26262 và IEC 61508 để đảm bảo chất lượng và an toàn".
Ông khẳng định “Căn cứ vào kết quả đánh giá dựa trên chương trình chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 26262, chúng tôi xác nhận rằng, các thư viện Chẩn đoán An toàn dành cho DSC sê-ri dsPIC33C từ Microchip tuân thủ các yêu cầu ở Cấp độ C của tiêu chuẩn ASIL. Do đó, thư viện Chẩn đoán đó có thể được sử dụng trong các ứng dụng an toàn trên ô tô phù hợp với cấp độ C của tiêu chuẩn an toàn ASIL C".
Microchip còn cung cấp CAN FD sẵn sàng về an toàn chức năng và máy thu phát LIN cùng các thiết bị đi kèm, bao gồm cả các thiết bị giám sát điện áp, có thể được sử dụng cùng các sản phẩm DSC và MCU sẵn sàng cho an toàn chức năng trong nhiều ứng dụng khác nhau trên ô tô.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận