Thái Lan: Rùa đã trở lại bãi biển Phuket sau hơn 20 năm bị ngành du lịch 'cướp' đi môi trường sống
Sau thời gian quan sát tại Phuket, các nhà sinh vật học Thái Lan đã có thể khẳng định về sự ảnh hưởng của khách du lịch đối với môi trường sống và sinh trưởng của loài rùa biển khu vực bờ biển phía Nam nước này.
- Bà đỡ cho rùa biển ở Côn Đảo
- COVID19 - 70.000 rùa biển xuất hiện bất thường trên bờ biển vắng bóng người
- Thái Lan nhân rộng mô hình 'Hộp cát Phuket' để khởi động trở lại ngành du lịch từ 1/11
Theo đó, các nhà khoa học đã quan sát thấy rùa biển làm tổ từ tháng 11 vừa qua. Trong vòng 2 tháng, 100 trứng rùa sẽ nở và những chú rùa con sẽ bơi ra biển, hướng theo ánh sáng của Mặt Trăng.
Trước đại dịch COVID-19, hàng triệu du khách đổ về những bãi biển cát trắng ở miền Nam Thái Lan. Nhưng gần 20 tháng áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, sự vắng bóng của du khách khiến nhiều loài rùa biển đã trở lại bờ biển Phuket để làm tổ.
Trong thời gian từ tháng 20/2020 đến tháng 2/2012, các nhà khoa học đã phát hiện18 tổ rùa lưng da ở Phuket. Loài rùa này có thể nặng tới 400kg khi trưởng thành và là loài rùa biển lớn nhất.
Loài rùa đã trở lại bãi biển Phuket sau khi ngành du lịch phải đóng cửa vì COVID-19 và không còn du khách đến nơi đây.
Giám đốc Trung tâm Sinh vật biển Phuket, ông Kongkiat Kittiwatanawong cho biết: "Hiện tượng rùa làm tổ đã tăng trong 2 năm trở lại đây nhờ vắng bóng du khách, không ô nhiễm tiếng ồn và ánh sáng". Ông nói thêm rằng "đây là điều chưa từng thấy trong 20 năm qua".
Theo ông Kongkiat, dù cơ hội sống sót của rùa con rất thấp, chỉ 1/1000 con có thể phát triển đến tuổi trưởng thành, nhưng đây là dấu hiệu tích cực đối với các nỗ lực bảo tồn loài rùa đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện một tổ rùa biển màu oliu, lần đầu tiên sau 2 thập kỷ. Các loài khác sống ở vùng nước ấm quanh Thái Lan bao gồm rùa lưng da, rùa đồi mồi, rùa xanh lá và rùa quản đồng.
Trong bối cảnh Thái Lan dự định bắt đầu mở cửa trở lại đối với du khách quốc tế đã tiêm chủng đầy đủ ngừa COVID-19, chuyên gia Thon Thamrongnawasawat, thuộc Đại học Kasetsart ở thủ đô Bangkok, cho biết: "Đại dịch có thể tạo một khoảng thời gian tự do cho rùa biển. Nhưng nếu không có chính sách bảo vệ hiệu quả, chúng ta không hy vọng phục hồi được số lượng loài động vật này về lâu dài".
Tại Thái Lan cũng như nhiều nơi khác, tương lai của rùa biển đang bị đe dọa vì sự ấm lên toàn cầu gây tác hại đối với các rạn san hô và làm nước biển ấm lên.
Ô nhiễm cũng là một vấn đề. Tiến sĩ Patcharaporn Kaewong, ở Trung tâm sinh vật biển Phuket, cho biết 56% trường hợp rùa được đưa tới trung tâm này có chứa rác thải biển trong hệ tiêu hóa hoặc bị mắc két trong búi rác.
Hiện 58 con rùa đang được điều trị tại trung tâm này, trong đó một số cần phẫu thuật, phải cắt chi, hoặc lắp bộ phận nhân tạo trước khi được trả về thiên nhiên.
Các nhà khoa học và chính quyền địa phương ở Thái Lan đã nâng cao cảnh báo về mùa sinh sản của rùa biển, sẽ kéo dài đến tháng 2. Sau khi một con rùa cái đẻ trứng, nhà chức trách sẽ nhanh chóng bảo vệ trứng rùa – đưa trứng tới nơi an toàn nếu quá gần nước, hoặc che chắn cho trứng bằng các tấm phên tre và gắn camera an ninh. Ông Patcharaporn cho biết: “Sau khi rùa nở, chúng tôi sẽ chăm sóc các con non còn yếu cho đến khi chúng đủ khỏe để ra biển".
Trước đây, trứng rùa biển là một món ăn phổ biến tại Thái Lan, nhưng từ năm 1982, chính phủ nước này đã cấm nhặt trứng rùa. Người sở hữu trái phép hoặc buôn bán trứng rùa lưng da sẽ bị phạt từ 3-15 năm tù giam và phạt tiền lên tới 50.000 USD.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận