Về Đường Lâm, đắm mình trong hồn quê xứ Đoài đất hai vua
Cách Hà Nội không xa có một ngôi làng cổ vẫn còn đượm chất quê nguyên vẹn với những góc rất "Hồn việt" của một làng quê bắc bộ. Đó là làng Đường Lâm ở Sơn Tây.
- Chiêm ngưỡng những kiệt tác sóng thiên nhiên ở Hang Rái
- Mãn nhãn phong cảnh Ghềnh đá đĩa dưới góc nhìn từ Flycam
Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Nằm cách Hà Nội 50 km về phía Tây Con sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường Lâm, để vào thị xã Sơn Tây.
Đây là quê hương nhiều danh nhân như bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, vua Ngô Quyền, Thám hoa Giang Văn Minh, bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Chỉ cách Hà Nội có 40km đi theo quốc lộ 32 hoặc theo đường Cao tốc Đại Lộ Thăng Long, Đường Lâm là một nơi để bạn có thể thăm thú và tìm hiểu những văn hoá xưa mang đậm hồn quê bắc bộ vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Một chiếc lá vàng đong đưa trên cành cây ngay đầu làng báo hiệu mùa đông sang.
Một ngôi nhà cổ với những vật dụng cổ có từ hàng vài trăm năm được gia chủ lưu giữ rất cẩn thận gợi nhớ nhiều hoài niệm
Ở Đường Lâm ngoài việc nơi này là một làng cổ nổi tiếng khắp cả nước thì nghề làm tương cũng là một đặc sản. Đến đây, sau khi đi thăm thú làng cổ, bạn nên thưởng thức những bữa ăn dân giã với rau muống chấm tương để thấy được tương ở Đường lâm ngon nhường nào
Một ngôi nhà cổ ở Đường Lâm với nghề làm tương truyền thống
Một góc của một ngôi nhà cổ với những quả bầu khô hay những bắp ngô được vắt trên vách lứa. Hiếm nơi nào còn giữ được những vật dụng như thế này
Những cụ già với mái tóc bạc phơ và nhuộm răng đen đang sàng xẩy thóc bên hiên nhà, những huyền thoại sống còn lại ở làng cổ Đường Lâm
Khung cảnh yên bình của một buổi sáng đầu đông với cái nắng rọi qua tán cây trong một sinh hoạt được tái hiện ở làng cổ Đường Lâm làm gợi nhớ rất nhiều kỷ niệm
Ray nắng buổi sớm xuyên qua các tán cây ở một góc sân mang đậm hồn quê bắc bộ
Chiếc giếng cổ xưa là nơi sinh hoạt cộng đồng của làng xóm vẫn còn được gìn giữ như một nét văn hoá thấm đượm vào tâm hồn của người dân nơi đây
Tuổi thơ bên chiếc giếng cổ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận