Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 11/3: Đà giảm mạnh tiếp diễn
Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 11/3, những kết quả khả quan trong căng thẳng Nga - Ukraine cùng với việc thị trơngf chứ khoán đang dần khôi phục đã ép kim loại quý này tiếp tục đà giảm mạnh đã diễn ra trong những ngày qua.
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 5/3: Bao giờ chấm dứt cảnh 'bước thấp bước cao'?
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 4/3: Xu hướng tăng trở lại
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 3/3: Bất ngờ quay đầu giảm
Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 11/3, các chuyên gia cho biết, những diễn biến ở Ukraine vẫn chưa có gì mới để tạo động lực cho vàng, trong khi thị trường chứng khoán châu Á đang hồi phục mạnh đã tạo áp lực khiến giá vàng tiếp tục giảm.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của ngân hàng ANZ (Australia) nhận định rằng rủi ro địa chính trị gia tăng và lạm phát tăng sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng.
Việc các nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản an toàn do lo ngại về cuộc khủng hoảng Ukraine đã dẫn đến giá vàng tăng mạnh, tăng khoảng 8,5% trong hai tuần qua và gần mức kỷ lục vào tháng 8/2020. Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2022 vào cuối ngày, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố chính sách tiếp theo vào ngày 16/3.
Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 11/3 tiếp tục là đà đi xuống trước áp lực của chức khoán phục hồi.
Nhà phân tích cấp cao của OANDA, ông Jeffrey Halley cho biết không có diễn biến mới nào về Ukraine để tạo cơ hội cho động lực mua vào và với việc chứng khoán đang tăng mạnh ở châu Á, áp lực giảm đối với vàng sẽ còn tiếp tục.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng mạnh, theo sau đà tăng qua đêm của Phố Wall khi các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Nga và Ukraine đã được lên kế hoạch.
Tuy nhiên, với việc Nga là nhà sản xuất hàng hóa lớn, các lệnh trừng phạt đang gia tăng nguy cơ lạm phát kèm suy thoái. "Chúng tôi tin rằng rủi ro địa chính trị gia tăng và lạm phát cao hơn sẽ hỗ trợ vàng", các nhà phân tích của ANZ cho biết trong một lưu ý.
Giá dầu và các mặt hàng khác tăng mạnh đã dấy lên lo ngại về khả năng gia tăng lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm lại, theo Reuters.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 của Mỹ, dự kiến được công bố vào cuối ngày. Báo cáo được đưa ra trước cuộc họp chính sách tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 16/3.
Trước đó, chốt phiên giao dịch ngày 10/3, giá vàng SJC trên thị trường trong nước đã tăng mạnh từ 350.000 đồng/lượng đến 1,5 triệu đồng/lượng so với xu hướng giảm của phiên sáng nay.
Cụ thể, tại Tập đoàn Doji, giá vàng SJC ghi nhận tăng 900.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng nhiều hơn ở chiều bán ra là 1,4 triệu đồng/lượng.
Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC đồng loạt tăng 1,5 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá chào phiên sáng nay.
Tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng trong nước tăng lần lượt ở chiều mua vào và bán ra là 500.000 đồng/lượng và 350.000 đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý và hệ thống PNJ, giá vàng SJC cùng tăng 800.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, còn chiều mua vào tăng 500.000 đồng/lượng tại hệ thống PNJ nhưng tăng tới 1,3 triệu đồng/lượng tại Tập đoàn Phú Quý.
Trong khi đó trên thị trường thế giới phiên giao dịch chiều ngày 10/3, giá vàng giao ngay giảm 0,08% xuống 1.988 USD/ounce vào lúc 17h13 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 4 tăng 0,63% lên 2.000 USD/ounce.
Giá vàng biến động trái chiều trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Năm (10/3), sau khi giảm sâu nhất trong gần 14 tháng vào phiên trước, vì giá dầu thô giảm và các cuộc đàm phán ngoại giao được lên kế hoạch giữa Nga và Ukraine đã thúc đẩy khẩu vị rủi ro.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận