Huawei kêu gọi thúc đẩy số hóa ASEAN
Chỉ số ICT trong ASEAN hiện không đồng đều, hầu hết các nước ASEAN vẫn đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Để biến tầm nhìn kỹ thuật số thành hiện thực đòi hỏi phải có những nỗ lực chung của các chính phủ, các ngành công nghiệp và toàn xã hội.
- Việt Nam chính thức tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 16
- ViettelStudy giành giải Vàng về hạnh mục trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại ICT ASEAN 2019
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh doanh AEC 2019 diễn ra ngày 14/11 tại Bangkok, Thái Lan, ông James Wu, Chủ tịch Huawei khu vực Đông Nam Á, đã kêu gọi nỗ lực chung giữa các quốc gia và các ngành công nghiệp để tăng tốc số hóa trong ASEAN và nắm bắt các cơ hội được tạo ra từ các công nghệ 5G, Đám mây (cloud) và trí tuệ nhân tạo (AI).
“Năm 2020 của ASEAN sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử ICT, vì đây sẽ là năm đánh dấu sự khởi đầu việc sử dụng thương mại quy mô lớn của 5G. Đó là sự khởi đầu của kỷ nguyên thông minh, được thúc đẩy bởi lực lượng dân số trẻ đầy sáng tạo của ASEAN”, ông Wu nói.
Đại diện của Huawei cho rằng chỉ số ICT trong ASEAN hiện không đồng đều, hầu hết các nước ASEAN vẫn đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Để biến tầm nhìn kỹ thuật số thành hiện thực đòi hỏi phải có những nỗ lực chung của các chính phủ, các ngành công nghiệp và toàn xã hội.
Ông James Wu, Chủ tịch Huawei khu vực Đông Nam Châu Á (thứ 3 từ phải sang) và các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh doanh AEC 2019 (AEC Business Forum 2019) với chủ đề “2020 - kỷ nguyên của Kết nối ASEAN”
Ông Wu đề xuất một quan điểm dài hạn cho các chính phủ để tạo ra một môi trường thân thiện với đầu tư hơn cho các nhà mạng, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng ICT, đưa ra các chính sách như ưu đãi thuế để thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số, và cung cấp các chính sách giá và tài nguyên băng tần tốt hơn với giá cả phải chăng.
Đối với các ngành công nghiệp, các lĩnh vực, công nghệ ICT trong tương lai sẽ không chỉ là một hệ thống hỗ trợ, mà còn là một hệ thống sản xuất và thậm chí là một hệ thống ra quyết định, vì nó trở thành một nền tảng không thể thiếu để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng và hiệu quả, và cuối cùng hỗ trợ đánh giá tài chính và chiến lược thương hiệu để cải thiện tính kịp thời và chính xác của việc ra quyết định.
Mục tiêu đến năm 2025, tất cả các giải pháp công nghệ thông tin doanh nghiệp sẽ được đám mây hóa (cloudified), và hơn 85% ứng dụng doanh nghiệp sẽ được triển khai trên đám mây.
“5G + Cloud + AI là các công nghệ chủ chốt hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số và là động cơ để nhảy vọt. Vì chúng ta có thể không lường trước được tất cả các nhu cầu kinh doanh trong tương lai, nên chúng ta cần xây dựng một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, linh hoạt và đủ khả năng để đáp ứng các yêu cầu và quy mô kinh doanh trong tương lai trong thời đại thông minh”, ông nói.
Năm 2018, Huawei công bố Kế hoạch Hỗ trợ Nhà phát triển trị giá 81 triệu USD tại Đông Nam Á để tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật số, và mở các OpenLabs hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong khu vực. Công ty công nghệ này cũng đang lên kế hoạch thành lập Học viện tại Bangkok để đào tạo các nhân tài kỹ thuật số và thúc đẩy nhanh hơn nữa số hóa ASEAN.
Theo infonet
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận