Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam
Hội nghị lần thứ 27 giữa các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đã được khai mạc mới đây tại Ai Cập.
- Hướng đi nào cho năng lượng tái tạo tại Việt Nam?
- Việt Nam nỗ lực chuyển đổi năng lượng xanh và sạch
- Hỗ trợ các sáng kiến "Make in Vietnam", "Digital Vietnam" và "Năng lượng Xanh"
Tại đây, các đại biểu đã cùng thống nhất một quyết định quan trọng đó là chung tay để ứng phó với biến đổi khí hậu trong bối cảnh xung đột tại Ukraine, lạm phát tăng cao và khủng hoảng năng lượng…
Với cam kết trung hoà carbon vào năm 2050, Việt Nam đặt quyết tâm cao bằng việc dừng phát triển các dự án than mới và giảm lệ thuộc vào điện than. Khí đốt đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch này bởi đây là một trong những nhiên liệu thay thế không tái tạo, thân thiện với môi trường, đồng thời cũng là sự lựa chọn phù hợp cho đến khi cơ sở hạ tầng, công nghệ và các cơ chế tài chính cho năng lượng tái tạo được xây dựng đầy đủ. Bên cạnh đó, khí đốt có thể vẫn sẽ là nguồn nhiên liệu bổ sung lâu dài trong tương lai.
Trong Quy hoạch Điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng đáng kể công suất điện khí từ 7 GW trong năm 2020 lên 39.4 GW vào năm 2030, và đạt đỉnh 46.9 GW vào năm 2035.
Trong khi quá trình chuyển đổi hướng tới sử dụng 100% năng lượng tái tạo khó có thể diễn ra trong tương lai gần, việc kết hợp khí thiên nhiên và khí hydro có thể là một trong những bước đi xanh sạch, tiết kiệm và hợp lý cho ngành điện.
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh bằng công nghệ tuabin khí LM2500XPRESS là một trong những chiến lược lâu dài. Sở hữu tính linh hoạt cao và có thể tăng cường hoạt động để củng cố lưới điện khi nguồn cung gián đoạn, công nghệ tuabin khí của GE đã tích cực đóng góp vào quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.
Cụ thể, tháng 5/2021, GE công bố đơn đặt hàng tuabin khí cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 thuộc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power). Đây là dự án đầu tiên sử dụng tuabin khí thế hệ H trong nước. Sau khi đi vào hoạt động, Nhơn Trạch 3 và 4 dự kiến sẽ cung cấp 1,6 GW công suất điện và là nhà máy đầu tiên vận hành bằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên cả nước.
Dự án này được kỳ vọng sẽ mở ra một chương mới cho ngành điện khí tại Việt Nam khi đưa vào sử dụng các tuabin 9HA có hiệu suất hàng đầu thế giới, mang lại hiệu quả và tính linh hoạt cực lớn cho các nhà sản xuất điện.
Vào đầu năm 2022, GE nhận được đơn đặt hàng 6 tuabin khí dẫn xuất tiên tiến LM2500XPRESS từ Công ty Điện lực Đài Loan. Với khả năng khởi động trong vòng 5 phút, những tuabin này có thể chạy và tắt liên tục để bù đắp công suất cho các nguồn năng lượng tái tạo bất định.
Được phát triển dựa trên công nghệ tuabin khí dẫn xuất LM2500 đã được kiểm chứng của GE, LM2500XPRESS được lắp ráp 95% tại nhà máy thành các mô-đun đơn giản, ứng dụng khái niệm “cắm vào là chạy” (plug and play) và có thể lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng tại các điểm khai thác.
Khi đơn vị vận hành nhà máy cần một thiết bị sản xuất điện tạm thời, họ hoàn toàn có thể lắp đặt tuabin LM2500XPRESS chỉ trong hai tuần với lượng nhân sự tối thiểu.
Linh hoạt và khả năng ứng biến cao, dòng tuabin hiện đại này sẽ tạo điều kiện cho Đài Loan đạt được tham vọng tăng tỷ trọng điện tái tạo trong cơ cấu năng lượng lên 25% vào năm 2025. Bên cạnh đó lượng phát thải NOX và CO2 có thể giảm tới 90%, giúp các công ty sản xuất điện giảm đáng kể lượng khí thải.
“Tuabin LM2500XPRESS của GE có thể hỗ trợ đa dạng hoá thành những công nghệ khí đốt nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả hơn để giúp cân bằng lưới điện, đáp ứng nhu cầu điện trong tương lai và hỗ trợ việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời và điện gió. Đây cũng là một trong những giải pháp phù hợp cho các quốc gia mong muốn phát triển ngành điện một cách nhanh chóng, linh hoạt và bền vững như Việt Nam”. Ramesh Singaram, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GE Gas Power tại Châu Á, cho biết.
Hiện nay GE đã lắp đặt khoảng 317 tuabin khí dẫn xuất, đóng vai trò quan trọng trong quản lý tình trạng thiếu điện, ổn định lưới điện và thúc đẩy quá trình tích hợp nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện.
Có thể nói việc chuyển đổi bền vững trong ngành năng lượng đòi hỏi nhiều nỗ lực gắn kết, cần sự hỗ trợ của tất cả các bên, từ những nhà sản xuất điện có tư duy cầu tiến cho đến các OEM dẫn đầu về đổi mới và những nhà hoạch định chính sách.
Nhờ tầm nhìn kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế dài hạn và tác động môi trường tích cực, quy mô điện mặt trời và điện gió trên bờ tại Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng trong những năm qua.
Điều này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia đứng đầu về công suất lắp đặt điện mặt trời năm 2020 với 16,5 GW điện. Cam kết không phát thải vào năm 2050 của Việt Nam cũng đang tạo ra những tác động chính trị quan trọng hỗ trợ cho việc phát triển năng lượng tái tạo.
“GE đã và đang tích cực tham gia vào các đối thoại liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy quyết tâm lớn từ phía các nhà sản xuất điện lẫn chính phủ và chúng tôi sẵn sàng hợp tác thông quá những giải pháp hiệu quả và tiết kiệm, hỗ trợ cho quá trình phát triển năng lượng tái tạo” - ông Ramesh Singaram nói.
Và chuỗi hội thảo chuyên ngành do GE tổ chức mới đây không ngoài mục đích cập nhật công nghệ, giải pháp mới nhất cũng như các lợi ích của công nghệ này trong việc hỗ trợ tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện của Việt Nam được hiệu quả hơn.
Theo tạp chí Điện tử & Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận