Nhà nổi trong không gian kiến trúc hướng tới tương lai
Dự án "Rising Oases" của giáo sư Georges Kachaamy, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Sáng tạo và Thiết kế thuộc Đại học Mỹ tại Dubai tạo ra mô hình nhà bay lơ lửng trong không trung, giúp giải quyết tình trạng khan hiếm đất và đối phó động đất, sóng thần.
- Fintech không chỉ là dự án CNTT trong mục tiêu "Make in Viet Nam"
- ATC 2019: Xu hướng công nghệ hiện đại trong kỷ nguyên số
- Deep-learning - Công nghệ mang đến hy vọng mới trong điều trị ung thư
Tâm điểm của dự án là kiến trúc nổi giữa không trung do Kachaamy phát triển suốt hơn 10 năm. "Rising Oases" phác thảo những không gian sống lơ lửng bên trên đường phố, giúp giải phóng con người khỏi áp lực thường nhật. Dự án đã thu hút khách tham quan tại Tuần lễ Thiết kế Dubai diễn ra từ ngày 11 đến 16/11.
Thiết kế nhà nổi sử dụng công nghệ đệm từ. Ảnh: CNN.
Kachaamy nghĩ tới kiến trúc nổi lần đầu tiên khi còn là sinh viên ở Nhật cách đây 13 năm. Trong vòng 5 năm qua, anh đã tăng dần kích thước của các mô hình thiết kế. "Khi tôi bắt đầu làm mô hình, nó có kích thước rất nhỏ, chỉ dài gần 10 cm. Mô hình hiện nay dài gần 2 mét và phiên bản tiếp theo sẽ còn lớn hơn", Kachaamy chia sẻ.
Nhà kiến trúc sư cũng thử nghiệm nhiều công nghệ khác nhau với mô hình nhà nổi. Hệ thống hiện tại ứng dụng công nghệ đệm từ, cho phép nâng vật thể bằng lực tác động của hai nam châm trái dấu. Kachaamy sử dụng vật liệu nhựa siêu nhẹ in 3D cho các mô hình để tăng tối đa kích thước vật thể mà lực từ có thể nâng.
Kiến trúc nổi có nhiều tiềm năng đa dạng. Việc vượt qua những ràng buộc về không gian giúp quy hoạch hiệu quả hơn, đòi hỏi ít đất xây dựng và giảm bớt áp lực đối với không gian xanh cần bảo tồn. Kiến trúc nổi cũng tăng khả chống chịu thiên tai như động đất và ngập lụt.
Kachaamy đang hướng tới tạo ra mô hình lớn hơn và cao hơn, tiến dần đến phiên bản kích thước thật. Nhà kiến trúc sư tập trung nghiên cứu những công nghệ và vật liệu mới có thể biến dự án thành hiện thực. Mục tiêu tiếp theo của anh là tạo ra mái nhà cỡ lớn bay lơ lửng. Các chuyên gia về đệm từ nhấn mạnh công nghệ này bị hạn chế về độ cao. Những mô hình của Kachaamy chỉ cách đế từ vài centimet và có chi phí đắt đỏ.
Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận