Giáo dục thời Covid-19: Các trường học sẽ được số hóa
Tính tới sáng ngày 31/3, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật tại 203 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến các cơ quan chức năng áp dụng lệnh phong toả tại hàng trăm thành phố trên thế giới, buộc hàng tỷ trẻ em phải nghỉ học, ở nhà.
- Giáo dục sẽ là dịch vụ công được yêu cầu không dùng tiền mặt đầu tiên
- Công nghệ giáo dục sẽ thay đổi thế nào trước ngưỡng cửa 2020 và CMCN 4.0
- Thanh Hoá: Ứng dụng giáo dục trực tuyến khắc phục ảnh hưởng của dịch COVID-19
Tính tới sáng ngày 31/3, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật tại 203 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến các cơ quan chức năng áp dụng lệnh phong toả tại hàng trăm thành phố trên thế giới, buộc hàng tỷ trẻ em phải nghỉ học, ở nhà.
Ông Kofi Annan, cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và là người được giải thưởng Nobel hòa bình năm 2001 "vì sự đóng góp cho một thế giới trật tự và hòa bình hơn" từng cho biết: "Không có niềm tin nào trên thế giới thiêng liêng hơn trẻ em. Không có nghĩa vụ nào quan trọng hơn là đảm bảo rằng các quyền của trẻ em được tôn trọng".
"Không có niềm tin nào trên thế giới thiêng liêng hơn trẻ em. Không có nghĩa vụ nào quan trọng hơn là đảm bảo rằng các quyền của trẻ em được tôn trọng"."
Kofi Annan, cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc
Đến nay, chỉ sau khoảng hai thập kỷ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, thế giới đang thay đổi nhanh chóng và các tổ chức giáo dục buộc phải chuyển đổi để đảm bảo học sinh, sinh viên không bỏ lỡ thời gian học tập quan trọng.
Để đối phó với dịch bệnh, hàng tỷ trẻ em buộc phải rời khỏi sân chơi và trường học, ở trong nhà nhiều ngày. Sự bùng phát của Covid-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày tại ít nhất 203 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã khiến các cơ quan chức năng áp dụng lệnh đóng cửa tại hàng trăm thành phố trên thế giới.
Ngay cả Thủ tướng và Hoàng gia của nhiều quốc gia hùng mạnh cũng không an toàn trước sự lây nhiễm mạnh mẽ của Covid-19. Dịch bệnh này đã trở thành ưu tiên nghị sự hàng đầu của các nhà lãnh đạo thế giới.
Trong bối cảnh đó, hàng triệu trường học trên khắp thế giới phải đóng cửa. Hơn 1,5 tỷ học sinh phải nghỉ học sau khi 165 quốc gia áp đặt việc đóng cửa trường học trên toàn quốc như một trong những nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới.
Đây là cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lĩnh vực giáo dục, gây ra sự đóng cửa hàng loạt trường học trên quy mô toàn cầu, khiến cả thế giới phải tìm kiếm câu trả lời về cách đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong những thời điểm thử thách này.
Hơn 87% học sinh, sinh viên trên toàn cầu nghỉ học, nhiều tổ chức đang sử dụng các phương pháp trực tuyến để bù đắp thời gian học tập bị gián đoạn. Việc học đã thay đổi hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn và các bên liên quan phải đối mặt với một thách thức chưa từng có để giảm thiểu sự gián đoạn trong giáo dục, đặc biệt là đối với các học sinh dễ bị tổn thương trong những tuần tiếp theo.
Nhiều Chính phủ đang đưa ra các trợ cấp cho việc mua máy tính và truy cập Internet, trong khi nhiều trường học và tổ chức giáo dục cho học sinh, sinh viên mượn máy tính xách tay cũng như các thiết bị kỹ thuật số để sử dụng trong giai đoạn khủng hoảng này.
Tuy nhiên, khoảng cách kỹ thuật số quá lớn để có thể lấp đầy trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, ngay cả đối với một trong những thành phố phát triển nhất như New York (Mỹ), nơi có khoảng 300.000 sinh viên không thể tiếp cận với các thiết bị điện tử, theo ông Richard Carranza, Giám đốc Sở Giáo dục New York.
Trong khi, Hồng Kông có tới 237.100 trẻ em trong số khoảng 1 triệu trẻ đến từ các gia đình có thu nhập thấp, theo ước tính của Hiệp hội Tổ chức Cộng đồng (SoCO), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về giảm nghèo.
Một khảo sát của SoCO với gần 600 sinh viên tại các gia đình có thu nhập thấp cho thấy hơn 70% trong số họ không có máy tính, trong khi 28% không được tiếp cận băng thông rộng.
Để giải quyết vấn đề này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã ra mắt Liên minh Giáo dục Toàn cầu, nhằm tập hợp các đối tác đa phương và khu vực tư nhân để hỗ trợ các quốc gia triển khai những hệ thống học tập từ xa, và tạo điều kiện cho cơ hội học tập đối với trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn gián đoạn giáo dục đột ngột và chưa từng có này.
Cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng chịu áp lực rất lớn khi họ vừa phải hỗ trợ trẻ em trong khi làm việc cũng như quản lý công việc gia đình. Nhiều bậc cha mẹ đã hoảng loạn về cách duy trì các thói quen sinh hoạt cho trẻ khi mà không được tới vào truường, các khu vui chơi,... Thêm vào là áp lực hỗ trợ giáo dục trẻ khi các trường đang đẩy mạng triển khai các hệ thống giảng dạy trực tuyến.
Trường học hiện là nguồn hoạt động xã hội chính và tương tác với trẻ em. Nhiều trẻ em đang bỏ lỡ các tương tác xã hội thiết yếu và để giải quyết vấn đề nàycác bậc cha mẹ đang tổ chức các trò chơi ảo cho con cái họ với sự trợ giúp của các ứng dụng như Zoom và Google Hangouts.
Các lớp học tương tác trực tuyến thông qua các ứng dụng hội nghị video thay vì các video được quay trước cũng đang được các trường học triển khai rộng rãi hơn, bởi khả năng tương tác xã hội cần thiết cho học tập và phát triển của học sinh, sinh viên.
Sự cách ly xã hội có thể gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe và tinh thần của trẻ em cũng như đối với người lớn, TS. Lisa Damour, một chuyên gia tâm lý học vị thành niên, trong buổi nói chuyện với UNICEF, cho biết: "Điều đầu tiên mà cha mẹ có thể làm là bình thường hóa thực tế rằng con em họ đang cảm thấy lo lắng. Nhiều thanh thiếu niên hiểu nhầm rằng lo lắng là một dấu hiệu về bệnh tâm thần, trên thực tế, các nhà tâm lý học cho biết lo lắng là một chức năng bình thường và lành mạnh, cảnh báo chúng ta về các mối đe dọa và giúp chúng ta thực hiện các biện pháp để bảo vệ chính mình".
TS. Lisa Damour khuyến cáo nên có một lịch trình rõ ràng cho trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm thời gian vui chơi, thời gian để giúp trẻ em kết nối với bạn bè và những khoảng "thời gian không có công nghệ".
Sự bùng phát của dịch bệnh đã buộc số hóa hệ thống giáo dục ở quy mô nhanh hơn và rộng hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây, nhưng điều đó cũng cho thấy khoảng cách kỹ thuật số đang tồn tại, ngay cả ở các quốc gia phát triển. Ngoài ra, việc đưa trẻ em trở lại trường một cách an toàn vẫn là lựa chọn tốt nhất cho sự giáo dục của trẻ.
Trường học không chỉ đơn thuần là nơi trẻ em đi học, thay vào đó, trường học là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, không thể thay thế hoàn toàn bằng các giải pháp công nghệ hiện có. Từ dinh dưỡng đến nhu cầu xã hội, trường học tác động đến mọi khía cạnh cuộc sống của trẻ em và mang đến cho chúng một số khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời trẻ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch, các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới đang được thúc đẩy để tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Mặc dù còn quá sớm để đánh giá các phản ứng đối với đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng chính xác như thế nào đến hệ thống giáo dục trong tương lai, giáo dục kỹ thuật số chắc chắn sẽ bùng nổ, được hỗ trợ bởi những tổ chức giáo dục đã nhận ra hiệu quả của giáo dục kỹ thuật số trong cuộc khủng hoảng.
Với giáo dục kỹ thuật số, các bài kiểm tra thường xuyên có thể được thực hiện trực tuyến và những bài tập trong kỳ nghỉ hè có thể thực hiện tương tác, nhưng vẫn sẽ mất nhiều thời gian hơn để giáo dục kỹ thuật số ngang bằng với việc học trên lớp truyền thống. Thế giới dường như chưa sẵn sàng cho việc học ngoài trường ở quy mô lớn, nhưng ngành giáo dục hậu Covid-19 sẽ được hỗ trợ nhiều hơn từ phương pháp này, mở đường cho việc áp dụng những sáng tạo đổi mới và những cách tiếp cận mới.
Theo Thông tin và Truyền thông
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận