Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Hội chợ triển lãm nghệ thuật lớn nhất thế giới bị huỷ
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, trước những diễn biến phức tạp và không có lịch kết thúc của đại dịch này khiến cho Hội chợ triển lãm nghệ thuật lớn nhất thế giới bị huỷ sau nhiều lần cân nhắc lùi lịch tổ chức đến tháng 9/2020.
- Chờ đợi gì tại CES 2020, triển lãm công nghệ lớn nhất mở màn thập kỷ mới?
- ITU Digital World – Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số dấu ấn ngành ICT Việt Nam 2020
- Thế giới màu sắc diệu kỳ trong triển lãm online của các nghệ sĩ tự kỷ
Theo ông Marc Spiegler, Giám đốc toàn cầu của Art Basel cho biết kế hoạch tổ chức hội chợ triển lãm nghệ thuật lớn nhất thế giới đã bị hủy, thay vì lùi lại đến tháng 9/2020 do đại dịch COVID-19.
Trong thông cáo báo chí, ông Spiegler bày tỏ hy vọng sẽ đóng góp vào sự phục hồi của thị trường nghệ thuật thông qua một hội chợ thành công vào tháng 9 tới, nhưng những rủi ro về sức khỏe và tài chính cho các nhà triển lãm, cũng như hoạt động du lịch đang bị gián đoạn nên sự kiện này buộc phải hủy bỏ.
Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Hội chợ triển lãm nghệ thuật lớn nhất thế giới bị huỷ.
Hội chợ triển lãm nghệ thuật tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 6/2021, trong khi các phòng trưng bày kỹ thuật số sẽ tiếp tục được phát triển trong thời gian này.
Quyết định này là một thất bại khác của Tập đoàn tổ chức sự kiện MCH sau khi hội chợ trang sức và đồng hồ nổi tiếng Baselworld của MCH cũng bị hoãn trong năm nay.
Đại dịch COVID-19 đã khiến một loạt sự kiện dự kiến được tổ chức tại Thụy Sĩ đã phải hủy bỏ. Từ ngày 6/6, Thụy Sĩ cho phép các sự kiện và các cuộc tụ tập lên tới 300 người, nhưng vẫn chưa có tin tức chính thức nào về thời điểm các sự kiện lớn hơn có thể được tổ chức.
Thụy Sĩ đang dần nới lỏng các hạn chế do COVID-19 nhằm tránh gây thiệt hại thêm cho nền kinh tế. Tính đến ngày 6/6, số ca nhiễm bệnh ở Thụy Sĩ đã lên tới 30.956 trường hợp với 1.921 người thiệt mạng.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 6/6 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 6.885.499 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 399.005 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 3.375.706 người.
Mỹ đang là tâm dịch của thế giới với 1.967.273 ca nhiễm và 111.408 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Brazil với 646.006 ca nhiễm và 35.047 ca tử vong và Nga với 458.689 ca nhiễm và 5.725 ca tử vong.
Tại Mỹ, chính quyền bang California thông báo sẽ cho phép nối lại hoạt động sản xuất âm nhạc, phim ảnh và truyền hình từ ngày 12/6 nếu điều kiện cho phép.
Tại Nga, Bộ Y tế đã cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc Levilimab (tên thương mại Ilsira) để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 thể nặng. Thuốc trên do công ty công nghệ sinh học Biocad điều chế và được chỉ định cho những bệnh nhân thể nặng, khi phát triển cái gọi là "cơn bão cytokine" - phản ứng quá mức của cơ thể khi virus phát triển.
Tại Ireland, nhà chức trách thông báo trong giai đoạn 2 từ ngày 8/6, sẽ cho phép người dân di chuyển trong vòng 20 km từ nhà, các cuộc tụ tập với tối đa 6 người tham gia. Các thư viện công và cửa hàng bán lẻ cũng sẽ được mở lại.
Tại châu Á, ngày 6/6, Ấn Độ ghi nhận tổng số ca nhiễm vượt Italy, quốc gia từng là tâm dịch châu Âu. Như vậy, Ấn Độ hiện đứng thứ 6 thế giới về số ca mắc bệnh.
Cụ thể, nước này tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới cao nhất từ trước tới nay với 9.887 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm trên toàn quốc lên 236.657 người, trong đó có 6.642 trường hợp tử vong, tăng 294 người trong 24 giờ qua.
Dù đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc nghiêm ngặt hơn 2 hai tháng qua, số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ vẫn đang gia tăng và dịch chưa có dấu hiệu đạt đỉnh. Hiện Ấn Độ đang từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế và cho phép nối lại nhiều hoạt động xã hội.
Tại Iran, số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng thêm 2.269 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 169.425 ca. Số người tử vong đã tăng 75 ca lên 8.209 ca. Tổng thống Iran Hassan Rouhani kêu gọi người cần chấm dứt việc tụ tập, bất kể là lễ cưới, đám tang, hay thăm thân trừ phi Bộ Y tế thay đổi khuyến cáo.
Các trường đại học Iran đã mở lại vào ngày 6/6 sau hơn 3 tháng đóng cửa, trong khi các trường mẫu giáo dự kiến sẽ mở lại vào ngày 13/6 tới. Theo kế hoạch, các tour nội địa sẽ nối lại từ ngày 13/6, trong khi các rạp chiếu phim và nhà hát sẽ được mở lại nhưng giảm một nửa công suất đón khách từ ngày 21/6 tới. Phần lớn các đền thờ cũng sẽ được phép hoạt động trở lại, thay vì chỉ tập trung tại những khu vực nguy cơ thấp như tháng trước.
Tại Indonesia, Bộ Y tế cho biết với 993 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất kể từ khi phát hiện dịch COVID-19, và nâng tổng số ca mắc tại đây lên 30.514 người. Số ca tử vong đã tăng thêm 31 ca lên 1.801 ca. Như vậy tính đến nay, tất cả 34 tỉnh thành của Indonesia đều có ca mắc COVID-19.
Tại Singapore, nhà chức trách đã ghi nhận thêm 344 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 37.527 ca. Số ca tử vong vẫn ở mức 24 ca.
Tại Philippines, trong vòng 24 giờ qua, cũng ghi nhận thêm 714 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 21.340 ca. Theo Bộ Y tế, tổng số ca tử vong cũng đã lên tới 994, tăng 7 ca.
Tại Malaysia, giới chức y tế đã ghi nhận thêm 38 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 8.304 ca. Số ca tử vong do COVID-19 đã tăng thêm 1 ca lên 117 ca.
Trong khi đó, Thái Lan ghi nhận thêm 2 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 3.104 ca. Hai ca nhiễm mới là từ Nga và Kuwait trở về và đang được cách ly. Số ca tử vong vẫn giữ nguyên ở mức 58 ca.
Cơ quan Hàng không dân dụng Thái Lan (CAAT) thông báo cho phép thêm 7 sân bay nội địa nối lại các chuyến bay kể từ ngày 6/6. Tuy nhiên, toàn bộ các sân bay chưa được phép khai thác các chuyến bay thương mại từ nước ngoài.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận