Mỹ: Các ông lớn công nghệ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý với nội dung được người dùng đăng tải bất hợp pháp
Theo đề xuất mới nhất từ Bộ Tư pháp Mỹ sửa đạo luật khuôn khổ truyền thông về bảo hộ pháp lý đối với các ông lớn công nghệ đã tồn tại hơn 2 thấp kỷ khi buộc các tổ chức này cũng phải chịu trách nhiệm trước những thông tin bất hợp pháp trên các trang thông tin của mình.
- Facebook News là gì, nội dung của nhà xuất bản nào và hoạt động ra sao?
- Google thay đổi thuật toán tìm kiếm tin tức, ưu tiên nội dung gốc
- Lotus - Mạng xã hội sử dụng công nghệ nào cho Nhà phát triển nội dung
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 17/6 đã đưa ra đề xuất hạn chế bớt những bảo hộ pháp lý dành cho các nền tảng trực tuyến suốt hơn 2 thập kỷ qua. Động thái này nhằm buộc các công ty công nghệ phải có trách nhiệm nhều hơn trong việc kiểm duyệt nội dung thông tin đăng tải.
Thông tin trên tờ Wall Street Journal nói rõ đề xuất mới này nhằm mục đích buộc các công ty phát triển nền tảng trực tuyến phải có giải pháp triệt để hơn đối với các nội dung có hại hoặc bất hợp pháp trên các trang của họ, đồng thời buộc các công ty phải cương quyết gỡ bỏ những nội dung sai trái. Tuy nhiên, để có hiệu lực, đề xuất cần được nghị viện Mỹ thông qua.
Các công ty công nghệ ở Mỹ sẽ không còn được bảo hộ về trách nhiệm pháp lý đối với các nội dung người dùng đăng tải trên trang thông tin của mình.
Đây là bước đi mới nhất thể hiện rõ bức tranh căng thẳng ngày càng tăng giữa chính quyền của Tổng thống Donald Trump với các “gã khổng lồ” công nghệ như Twitter Inc, Facebook Inc, hay Alphabet Inc sở hữu Google.
Hồi tháng trước, Tổng thống Trump cũng đã ký sắc lệnh thu hẹp quyền miễn trừ trách nhiệm pháp lý của các công ty truyền thông xã hội với lý do lạm dụng quyền xóa bài hoặc tạm khóa tài khoản của người dùng.
Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng những đề xuất mới mà cơ quan này đưa ra không chỉ giúp giải quyết vấn đề trên mà còn nhắm tới việc tước bỏ quyền miễn trừ trách nhiệm dân sự mà các công ty công nghệ hiện đang được hưởng, nhất là trong tình huống các công ty này đồng tình với nội dung bất hợp pháp đăng trên nền tảng trực tuyến của họ.
Theo đề xuất trên, các công ty công nghệ sẽ không được miễn trừ trách nhiệm pháp lý nếu nền tảng trực tuyến của họ có nội dung ủng hộ, cổ súy cho hành động của bên thứ ba, mà hành động đó vi phạm luật hình sự liên bang như lừa đảo trên mạng, buôn ma túy giả hoặc trái phép.
Ngoài ra, khi không còn quyền miễn trừ trách nhiệm pháp lý, các công ty công nghệ có thể bị người dùng kiện nếu như họ bị lừa đảo trên các nền tảng trực tuyến. Bộ Tư pháp Mỹ dự định cũng sẽ áp dụng quy định này trong các trường hợp liên quan tới lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến hay khủng bố trực tuyến
Trong phản ứng mới nhất, đại diện hai hãng công nghệ lớn là Twitter và Facebook tái khẳng định quan điểm cho rằng họ cần được bảo hộ pháp lý lâu dài. Twitter cho rằng việc các công ty công nghệ không được hưởng miễn trừ trách nhiệm pháp lý sẽ gây tổn hại đến quyền tự do trên không gian mạng.
Facebook cho rằng việc siết chặt các quy định pháp lý sẽ “buộc các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm cho tất cả những gì mà hàng tỷ người trên thế giới phát ngôn”.
Năm 1996, Mỹ ban hành Communications Decency Act (tạm dịch Đạo luật khuôn khổ truyền thông). Mục 230 của đạo luật này cho phép các công ty công nghệ của Mỹ được miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với những hành động, nội dung do người dùng thực hiện, đồng thời các công ty cũng được trao quyền tự kiểm soát các nền tảng trực tuyến sao cho phù hợp với luật pháp nước Mỹ.
Trong vài năm gần đây, điều mục này đã gây ra khá nhiều chỉ trích, kể cả trong giới nghị sĩ Mỹ, vì cho rằng các chính sách bảo hộ pháp lý đã lỗi thời và không còn cần thiết trong kỷ nguyên có quá nhiều các hãng công nghệ khổng lồ như hiện nay.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận