WHO đứng trước yêu cầu công nhận dịch COVID-19 lây lan qua không khí
Sau lời kêu gọi của gần 240 nhà khoa học trên 32 quốc gia cùng với tình hình dịch COVID-19 vẫn không được kiểm soát, WHO đang đứng trước yêu cầu công nhận dịch COVID-19 lây lan qua không khí với kích thước vô cùng nhỏ.
- 21 câu trả lời mới nhất của WHO về virus Corona
- Mỹ tạm dừng tài trợ cho WHO, tìm cách "thay đổi căn bản" tổ chức này
- Tổng giám đốc WHO: Cần phải chuẩn bị cho nguy cơ xảy ra một đại dịch
Báo New York Times của Mỹ đưa tin gần 240 nhà khoa học từ 32 quốc gia lên tiếng kêu gọi WHO công nhận việc virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 lây truyền qua các hạt có kích thước vô cùng nhỏ trong không khí là yếu tố quan trọng khiến căn bệnh truyền nhiễm này lây lan.
WHO tuyên bố rằng virus lây lan chủ yếu qua những giọt lớn thoát ra từ đường hô hấp của bệnh nhân do ho, hắt hơi hoặc khi giao tiếp và rơi xuống bề mặt nào đó.
Theo các nhà khoa học công bố gần đây dịch COVID-19 có thể lây lan thông qua các hạt vô cùng nhỏ.
Theo các nhà khoa học, các bằng chứng hiện cho thấy rằng virus có thể lây lan qua các hạt có kích thước vô cùng nhỏ tồn tại trong không khí bên trong nhà hay phòng kín.
Sang tuần tới, trên một tạp chí khoa học có thể công bố bức thư của 239 nhà khoa học gửi cho WHO yêu cầu tổ chức này sửa đổi các khuyến nghị về virus SARS-CoV-2. Đối với bản thân WHO, bằng chứng về việc virus SARS-CoV-2 lây lan qua không khí được cho là không thuyết phục.
Các tác giả của bài báo lưu ý rằng nếu lây truyền qua không khí thực sự là một yếu tố lây lan đáng kể, thì sẽ đưa phải ra một loạt biện pháp mới để ngăn chặn virus SARS-CoV-2, bao gồm đeo khẩu trang trong phòng thậm chí ngay khi đã duy trì giãn cách xã hội, các nhân viên y tế cần đeo khẩu trang đặc biệt có thể chặn được các hạt siêu nhỏ và sử dụng hệ thống thông gió ở những nơi công cộng, cũng như loại đèn cực tím có khả năng tiêu diệt các phần tử virus.
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, tính đến 8h sáng 6/7 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 trên toàn cầu là 11.549.429 trường hợp, trong đó có 536.441 người tử vong. Các nước cũng ghi nhận 6.527.102 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm xuống còn 58.509 ca và 4.485.274 ca đang điều trị tích cực.
Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm Mỹ (43.270 ca) và Brazil (26.209 ca) và Ấn Độ (23.932 ca); trong khi các nước ghi nhận số ca tử vong cao nhất là Brazil (535 ca), Mexico (523 ca), và Ấn Độ (421 ca).
Theo các nhà khoa học, các bằng chứng hiện cho thấy rằng virus có thể lây lan qua các hạt có kích thước vô cùng nhỏ tồn tại trong không khí bên trong nhà hay phòng kín.
Hiện diễn biến dịch bệnh cực đoan, đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai. Số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nơi ở châu Á, trong khi Ấn Độ hiện đã đứng thứ ba thế giới và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc bệnh COVID-19.
Châu Âu tiếp tục xu thế "hạ nhiệt", tạo điều kiện để các quốc gia tại châu lục này nới lỏng các biện pháp phòng dịch và từng bước mở cửa biên giới, khôi phục hoạt động kinh tế.
Mỹ Latinh tiếp tục là điểm nóng của đại dịch COVID-19 với số ca nhiễm đặc biệt tăng mạnh trong những ngày gần đây tại Brazil, Mexico... Brazil hiện cũng là nước có số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao thứ hai thế giới.
Bộ Y tế Mexico cho biết số người chết vì COVID-19 ở nước này tính tới sáng 6/7 đã tăng lên 30.366 người, qua đó vượt qua Pháp để trở thành quốc gia có số ca tử vong vì COVID-19 cao thứ 5 thế giới trong đại dịch toàn cầu này. Hết ngày 5/7, Mexico ghi nhận tổng cộng 252.165 ca COVID-19, trở thành nước có số ca nhiễm nhiều thứ 3 ở châu Mỹ.
Tại Canada, giới khoa học và hoạch định chính sách dự báo làn sóng lây nhiễm thứ 2 của đại dịch COVID-19 sẽ diễn ra vào cuối năm nay ở nước này. Theo kết quả một khảo sát mới công bố, khoảng 2/3 số người được hỏi đã ủng hộ Canada đóng cửa trở lại doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực không thiết yếu, nếu số ca mắc mới tăng.
Bà Theresa Tam, người đứng đầu Cơ quan y tế công cộng Canada ngày 5/7 cho biết hiện nước này đã có 105.317 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, với 8.674 trường hợp tử vong. Trong tuần qua, trung bình Canada đã xét nghiệm COVID-19 cho 39.000 người/ngày, trong đó chỉ 1% có kết quả xét nghiệm dương tính.
Trong khi đó, nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 2 đang đe dọa Tây Ban Nha. Ngày 5/7, chính quyền vùng Galicia của quốc gia Nam Âu này đã ra lệnh phong tỏa thành phố La Marina 70.000 dân.
Theo đó, tất cả cư dân thành phố không được phép rời khỏi khu vực sinh sống và không được tụ tập trên 10 người. Lệnh phong tỏa có hiệu lực ít nhất 5 ngày.
Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi giới chức vùng Galicia áp đặt cách ly trở lại đối với 200.000 người do ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh ở gần thành phố Lerida, phía Đông Bắc Tây Ban Nha, cách thủ phủ Barcelona của vùng Catalonia hơn 150 km về phía Tây. Giới chức y tế vùng Galicia cho biết vùng này đã ghi nhận tổng cộng 106 ca mắc COVID-19, tăng 21 ca so với một ngày trước đó.
Tại Ireland, Bộ trưởng Giao thông Eamon Ryan cho biết từ ngày 20/7 tới Ireland sẽ nới lỏng quy định cách ly đối với người từ nước ngoài đến nước này. Theo đó, những người đến từ các quốc gia nằm trong danh sách các nước có tỷ lệ mắc COVID-19 thấp sẽ được miễn thực hiện tự cách ly trong 14 ngà.
Theo kế hoạch, danh sách các nước có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 thấp, còn gọi là "Danh sách Xanh", sẽ được công bố vào ngày 20/7 tới và biện pháp nới lỏng quy định cách ly sẽ có hiệu lực ngay sau đó.
Ireland hiện là một trong những nước có tỷ lệ lây lan dịch COVID-19 thấp nhất châu Âu. Đến nay nước này đã ghi nhận tổng cộng 25.498 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.740 ca tử vong.
Trong khi đó, tại châu Á, số liệu ngày 5/7 của Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ cho thấy nước này ghi nhận số ca nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày cao nhất từ trước tới nay, sau khi phát hiện thêm 23.932 ca dương tính trong 24 giờ qua, đưa tổng số bệnh nhân tại Ấn Độ lên 697.836 ca.
Như vậy, đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới tại Ấn Độ tăng ở mức trên 20.000 ca/ngày. Số ca tử vong là 19.700 người, tăng 421 trường hợp. Với đà tăng này, Ấn Độ có khả năng cao vượt qua Nga, nước hiện đứng thứ ba về số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu, sau Mỹ và Brazil.
Đến nay, 409.082 bệnh nhân COVID-19 tại Ấn Độ được chữa khỏi, với tỷ lệ phục hồi đạt 60,76% và tỷ lệ tử vong dưới 2,95%. Đã có 14 bang ở nước này ghi nhận số ca nhiễm trên 10.000 ca và Maharashtra vẫn là vùng dịch lớn nhất Ấn Độ với 200.064 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm tại bang Tamil Nadu cũng là hơn 100.000 ca, còn thủ đô Delhi đang tiến sát ngưỡng này với 97.200 ca.
Tại Israel, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này đang ở "trong tình trạng khẩn cấp" do sự tăng nhanh trở lại các ca COVID-19 với việc ghi nhận thêm 755 ca nhiễm mới trong ngày, nâng tổng số ca mắc COVID-19 lên 29.787 người.
Phát biểu tại phiên họp nội các hằng tuần, Thủ tướng Israel cho biết nước này đang chứng kiến sự gia tăng gấp đôi số ca mắc COVID-19 và sự gia tăng trở lại đang thách thức hệ thống y tế Israel.
Bộ Nội vụ Saudi Arabia thông báo bổ sung các dịch vụ cho người nước ngoài đang bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa do dịch COVID-19 nhằm mục đích đẩy mạnh nỗ lực của chính phủ để giảm thiểu tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với kinh tế.
Các dịch vụ bao gồm việc gia hạn giấy phép cư trú cho người nước ngoài sinh sống tại Saudi Arabia và nước ngoài trong 3 tháng, trong đó có những người hiện ở Saudi Arabia với thị thực thăm viếng. Các loại thị thực đến và đi cũng sẽ được gia hạn thêm 3 tháng, mọi dịch vụ đều miễn phí.
Ngoài ra, Bộ Y tế Saudi Arabia ngày 5/7 ghi nhận thêm 3.580 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên thành 209.509 người. Trong khi đó, Saudi Arabia ghi nhận thêm 58 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên thành 1.916 người.
Tại Iran, giới chức y tế nước này thông báo ghi nhận có 163 người thiệt mạng vì COVID-19 tại nước này trong 24 giờ qua, con số cao nhất trong ngày kể từ khi đại dịch bùng phát hồi tháng 2.
Bộ Y tế Iran cho biết, với số liệu mới nhất, COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 11.571 người tại nước này, trong khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 là 240.438 ca.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận