Giá vàng hôm nay 16/7: "Neo" ở đỉnh của 9 năm dù có điều chỉnh trái chiều
Giá vàng hôm nay 16/7, dù áp lực của các mặt hàng khác cùng tăng giá nhưng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế đều ghi nhận những điều chỉnh khiến giá của kim loại quý này tiếp tục "neo" ở mức đỉnh của 9 năm.
- Giá vàng hôm nay 15/7: Bất ngờ tăng mạnh 150 nghìn đồng mỗi lượng
- Giá vàng hôm nay 14/7: Chững lại trong đà bứt phá lịch sử
- Giá vàng hôm nay 13/7: Tăng mạnh 120 nghìn đồng mỗi lượng phía trên mốc lịch sử
Giá vàng hôm nay 16/7, ghi nhận lúc 8h30, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 50,35 - 50,60 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150 nghìn đồng ở cả 2 chiều mua vào và chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.
Giá vàng hôm nay 16/7: "Neo" ở đỉnh của 9 năm dù có điều chỉnh trái chiều.
Tại thời điểm 8h58, tại Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 50,3 - 50,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 50,28 - 50,67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 20.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC cũng được niêm yết ở mức 50,35 - 50,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.
Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng ở mức 50,25- 50,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.
Trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới tăng nhẹ phiên 15/7, giữa lúc số ca nhiễm COVID-19 mới ngày càng tăng và căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu đối với vàng.
Vào lúc 0h54 ngày 16/7 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.811,41 USD/ounce sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 9/7 là 1.814,40 USD/ounce. Giá vàng giao kỳ hạn tại Mỹ hầu như không thay đổi và giao dịch ở mức 1.813,80 USD/ounce.
Nhà phân tích Suki Cooper, thuộc trung tâm Standard Chartered cho biết, số ca nhiễm COVID-19 mới tăng mạnh ở Mỹ, các biện pháp phong tỏa được áp dụng trở lại và căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã hỗ trợ cho giá vàng. Đồng USD giảm 0,2% so với các đồng tiền chủ chốt khác cũng là yếu tố hỗ trợ giá vàng.
Phillip Streible, nhà chiến lược thị trường hàng đầu tại trung tâm Blue Line Futures ở Chicago (Mỹ) nhận đinh, giá vàng có thể chạm mức 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay, nhờ một loạt yếu tố như lãi suất thấp hơn, các biện pháp kích thích tài khóa khổng lồ và kinh tế suy yếu.
Theo Reuters, tổng thống Trump cho biết đã trực tiếp thuyết phục nước Anh cấm thiết bị viễn thông Huawei trong khi xây dựng mạng 5G của Anh ngay sau khi Thủ tướng Anh Johnson tuyên bố tới cuối năm 2027 toàn bộ thiết bị viễn thông của nhà cung cấp Trung Quốc Huawei sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) của Anh.
Vàng tiếp tục xu hướng đi lên còn do đồng USD giảm giá nhanh xuống mức thấp nhất 5 tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác
Hiện tại, nhiều đại diện của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn ủng hộ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, bơm thêm tiền để nền kinh tế nóng lên trước khi tăng lãi suất trở lại. Đây cũng là yếu tố hỗ trợ đối với vàng.
Các quỹ giao dịch vàng lớn trên thế giới vẫn tăng lượng vàng nắm giữ. Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR đã tăng lượng vàng nắm giữ lên mức cao nhất trong 7 năm qua.
Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 15/7 đa số các cửa hàng vàng hạ giá vàng 9999 bớt khoảng 30-60 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch 15/7, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 50,15 - 50,40 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 50,17 - 50,55 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận