Ông Donald Trump ký sắc lệnh cấm WeChat "thổi bay" 45 tỉ USD của Tencent
Chỉ sau một thời gian ngắn Tổng thống Trump ký ban hành sắc lệnh cấm WeChat hoạt động trên phạm vi lãnh thổ nước Mỹ khiến cổ phiếu của Tencent đỏ sàn với mức sụt giảm 10%, tương đương với giá trị vốn hóa "bốc hơi" 45 tỉ USD.
- Tencent gã khổng lồ Trung Quốc là hãng game lớn nhất thế giới
- Cổ phiếu CTI vẫn lình xình dưới đáy sau khi chi trăm tỷ mua cổ phiếu quỹ
Việc cấm ứng dụng WeChat tại Mỹ là chuyện nhỏ, nhưng các nhà đầu tư lo ngại vế thứ hai của lệnh cấm. Đó là việc ngăn chặn mọi giao dịch với công ty chủ quản của WeChat, tức là Tencent. Không rõ ý nghĩa thực sự của việc ngăn chặn mọi giao dịch là gì, nhưng các nhà đầu tư đã rất lo sợ và bán tháo cổ phiếu của công ty.
Công ty sở hữu mạng xã hội và trò chơi lớn nhất Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2011 đến nay. Lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump không chỉ nhằm vào ứng dụng WeChat và WeChat Pay, mà còn ảnh hưởng tới việc hợp tác với các tập đoàn lớn của Mỹ.
Cổ phiếu của Tencent cắm đầu sau khi ông Trump ký lệnh cấm WeChat.
Tencent được xếp hạng là nhà phát hành game lớn nhất thế giới năm 2019 theo doanh thu. Tencent có hợp tác với các công ty lớn của Mỹ như Activision Blizzard hay Electronics Arts. Ngoài ra, Tencent còn nắm một cổ phần lớn của Epic Games và Riot Games, hai nhà phát triển của hai tựa game nổi tiếng Fortnite và League of Legends.
Ông Trump cũng ký một lệnh cấm tương tự nhằm vào ứng dụng TikTok, đồng thời ngăn chặn tất cả giao dịch với công ty này.
TikTok ứng dụng video ngắn của ByteDance – công ty có trụ sở tại Trung Quốc – được tải hơn 175 triệu lượt tại Mỹ và hơn 1 tỉ lượt trên toàn cầu. Mỹ tố cáo TikTok tự động ghi lại lượng lớn thông tin từ người dùng như vị trí, duyệt web, lịch sử tìm kiếm.
“Bộ sưu tập dữ liệu này cho phép Trung Quốc truy cập thông tin độc quyền và cá nhân của người Mỹ, có khả năng giúp Trung Quốc theo dõi vị trí của nhân viên, nhà thầu liên bang, xây dựng bộ thông tin cá nhân để tống tiền và thực hiện gián điệp doanh nghiệp” sắc lệnh mới này nêu rõ.
Tencent (Holdings Ltd) là một công ty mẹ của tập đoàn đa quốc gia toàn cầu được thành lập vào năm 1998, có các công ty con chuyên về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến Internet , giải trí, trí tuệ nhân tạo và công nghệ trên toàn cầu. Trụ sở tòa nhà chọc trời song sinh của nó Tencent Seafront Towers (còn được gọi là Biệt thự Tencent Binhai ) có trụ sở tại quận Nanshan,Thâm Quyền. Tencent kiểm soát hàng trăm công ty con và công ty liên kết trong nhiều ngành và lĩnh vực, tạo ra nhiều danh mục đầu tư trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nó có cổ phần trong hơn 600 công ty, và gần đây tập trung vào các công ty khởi nghiệp công nghệ ở châu Á. |
Wechat là ứng dụng nhắn tin được phát triển bởi tập đoàn Tencent, Trung Quốc và được ra mắt đầu năm 2011. Tính đến thời điểm hiện tại, Wechat đã có mặt trên 200 quốc gia với 20 ngôn ngữ khác nhau, với hơn 900 triệu người dùng cùng hơn 38 tỉ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày. Ứng dụng này hỗ trợ gửi tin nhắn dạng chữ, hình ảnh, video và cả tin nhắn thoại. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng chia sẻ video, hình ảnh, video games cũng như vị trí tới bạn bè của mình. Việc thực hiện các cuộc gọi gần thông qua Bluetooth cũng rất đơn giản. TikTok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được ra mắt vào năm 2017, dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. Trương Nhất Minh, người sáng lập của Đầu Điều - ByteDance trước đây đã ra mắt Douyin (tiếng Trung: 抖音; Hán-Việt: Đẩu âm; bính âm: Dǒuyīn) cho thị trường Trung Quốc vào tháng 9/2016. TikTok và Douyin giống nhau nhưng chạy trên các máy chủ khác nhau để tuân thủ các hạn chế kiểm duyệt của Trung Quốc. |
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận