Băng tan khiến ‘băng đảo’ có thể vĩnh viễn không còn
Các nhà khoa học đang rất buồn bã khi phải chấp nhận một sự thật rằng băng ở Greenland đang tan chảy đến mức không thể phục hồi và những nỗ lực làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu sẽ không có tác dụng ngăn băng tan rã.
- 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2019
- Các nhà khoa học phát minh ra loại kháng sinh siêu mạnh nhờ AI
- AI với giao thông thông minh - Nơi ứng dụng các nghiên cứu của các nhà khoa học
Du khách đứng nhìn tảng băng trôi tự do bị kẹt vào Ilulissat Icefjord ở Greenland trong thời tiết ấm áp bất thường vào tháng 7/2019. Ảnh: SEAN GALLUP / GETTY IMAGES
Ian Howat - nhà nghiên cứu tại Đại học tiểu bang Ohio (Mỹ), cho biết Greenland hiện đang ở trong trạng thái chưa từng có. Những tảng băng lớn tiếp tục tan chảy mạnh và cho dù chúng ta có tạo ra được khí hậu giống như 20-30 năm trước thì băng cũng không thể quay trở lại được.
Sau 40 năm sử dụng dữ liệu vệ tinh để đo lường những thay đổi trong lớp băng của Greenland, các nhà khoa học phát hiện rằng sau năm 2000, tốc độ tan chảy từ các phần của sông băng tiếp xúc với nước biển ấm tan nhanh đến mức lượng tuyết rơi không đủ để bổ sung.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng toàn bộ các sông băng đồng loạt tan chảy cùng lúc do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng cao đột ngột và khó lường, gây khó khăn cho việc nghiên cứu, chuẩn bị cho các tác động.
Theo các nhà khoa học, mỗi năm Greenland đổ một lượng băng lên tới hơn 280 tỉ tấn vào đại dương, con số này mỗi năm lại càng tăng lên khiến nó trở thành yếu tố góp phần lớn nhất vào sự gia tăng mực nước biển toàn cầu.
Băng tan ở Greenland góp phần làm mực nước biển dâng hơn 1 milimét mỗi năm, và điều đó có khả năng còn tồi tệ hơn trong vài năm tới đây. Mực nước biển được dự đoán sẽ tăng thêm gần 1m vào cuối thế kỷ này và đó sẽ là thảm họa đối với các đảo quốc, các thành phố ven biển, nơi có nhiều hoạt động du lịch và đánh bắt.
Chỉ cần mực nước biển dâng 1m là có thể khiến nhiều vùng ven biển chìm trong nước. Điều đó càng trở nên trầm trọng hơn khi gặp bão, cuồng phong và những hiện tượng thời tiết cực đoan.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận