Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Hy Lạp phải lùi lịch khai giảng năm học mới 1 tuần so với dự kiến
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, để hạn chế việc đi lại của người dân nhằm phòng chống sự lây lan của dịch bệnh thì giới chức Hy Lạp đã phải lùi lịch khai giảng năm học mới 1 tuần so với dự kiến ban đầu.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: EC chi 476 triệu USD cho việc đảm bảo công bằng tiếp cận vaccine
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới lớn nhất từ trước đến nay
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Malaysia sẽ kéo dài Lệnh kiểm soát đi lại đến hết năm
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, Bộ trưởng Giáo dục Hy Lạp Niki Kerameus thông báo các trường học nước này sẽ mở lại vào ngày 14/9 tới, lùi một tuần so với kế hoạch ban đầu.
Trongp phát biểu mới đây, Bộ trưởng Kerameus nêu rõ quyết định trên nhằm cho phép người dân có thể kịp quay về sau kỳ nghỉ, cũng như hạn chế việc đi lại của những người chưa có triệu chứng mắc bệnh.
Công tác chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới ở Hy Lạp vẫn đang được tiến hành.
Để phòng tránh lây nhiễm, việc đeo khẩu trang trong lớp, trên xe buýt trường, các khu vực đông đúc ngoài trời là bắt buộc. Ước tính gần 5 triệu khẩu trang sẽ được cấp miễn phí cho học sinh và các nhân viên trong trường. Các lớp học và thiết bị sẽ thường xuyên được khử trùng.
Ngoài ra, các trường cũng sẽ tiến hành việc xét nghiệm ngẫu nhiên. Nhằm đảm bảo an toàn, mỗi học sinh tiểu học sẽ được cấp 1 chai nước miễn phí. Các chuyến dã ngoại của trường sẽ bị hoãn lại, trong khi giờ giải lao sẽ được bố trí luân phiên vào các khung giờ khác nhau để tránh đông người.
Trước đó, Chính phủ Hy Lạp đã thông báo mở lại trường học vào ngày 7/9. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều gia đình Hy Lạp chưa về nhà sau kỳ nghỉ. Do đó, người phát ngôn Chính phủ Hy Lạp Stelios Petsas kêu gọi các bậc phụ huynh cùng con em trở về trong những ngày tới, hạn chế tiếp xúc để đảm bảo an toàn.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 1/9 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 25.694.471 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 855.962 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 17.994.215 người.
Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh với 6.214.065 ca nhiễm và 187.833 ca tử vong. Tại Mỹ, chính quyền bang California đã quyết định cho phép các hàng quán tại 19 hạt được phục vụ thực khách trong nhà, song giới hạn số khách.
Tại thành phố New York, vốn từng là tâm điểm của dịch COVID-19, Thị trưởng Bill de Blasio đã loại trừ khả năng nối lại hoạt động phục vụ thực khách trong quán ăn vào bất kỳ thời điểm nào.
Tại châu Á, Hàn Quốc ngày 1/9 đã ghi nhận thêm 235 ca mắc mới, trong đó có 222 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-18 ở nước này lên 20.182 ca.
Trong khi đó, số bệnh nhân COVID-19 trong tình trạng nguy kịch đã lên tới 104 người, tăng hơn 11 lần so với 2 tuần trước đây. Mặc dù số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc duy trì ở mức dưới 300 ca/ngày trong ngày thứ 3 liên tiếp, song cơ quan y tế vẫn cảnh giác trước sự gia tăng các ca không rõ đường lây nhiễm và ngày càng có nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 10 ca nhiễm nhập cảnh và không có ca lây nhiễm trong cộng đồng cũng như ca tử vong trong ngày 31/8. Như vậy, tính đến hết ngày 31/8, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 85.058 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.634 ca tử vong và 80.208 bệnh nhân đã khỏi bệnh.
Tại Indonesia, Tổng thống Joko Widodo cho biết hàng triệu người dân nước này có thể được tiêm vaccine vào tháng 1/2021. Ông cũng tuyên bố sẽ cần một năm để hoàn tất chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 đại trà hoàn toàn do chính phủ tài trợ. Chương trình này sẽ được triển khai tại các trung tâm y tế và bệnh viện công lập trên cả nước.
Tại Malaysia, nhà chức trách cho biết những người có giấy phép cư trú dài hạn đến từ Ấn Độ, Indonesia và Philippines sẽ không được phép nhập cảnh Malaysia kể từ ngày 7/9. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh tại 3 nước trên diễn biến rất phức tạp trong thời gian gần đây.
Tại châu Âu, theo báo cáo công bố ngày 1/9, trong 24 giờ qua, Nga đã ghi nhận thêm 4.729 ca nhiễm mới, theo đó tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đã lên tới 1.000.048 ca. Hiện Nga là nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất châu Âu và đứng thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Brazil, Ấn Độ.
Tại Pháp, giới chức y tế ngày 1/9 cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 3.082 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, giảm mạnh so với mức hơn 5.000 ca/ngày trong hai ngày trước đó. Hiện Pháp đã ghi nhận tổng cộng 281.025 ca mắc COVID-19 và 30.635 ca tử vong do COVID-19.
Cũng trong ngày 1/9, hàng chục triệu học sinh châu Âu đã tựu trường sau kỳ nghỉ Hè bất chấp số ca COVID-19 tại lục địa này đang tăng trở lại trong vài tuần qua sau một thời gian dịch tạm thời được khống chế. Tại Nga, Ukraine, Bỉ, Pháp, Anh..., giáo viên và học sinh trên 11 tuổi tựu trường phải đeo khẩu trang bắt buộc.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định châu Âu có thể sống chung với dịch COVID-19 mà không cần có vaccine, thông qua việc kiểm soát dịch bệnh bằng các biện pháp phong tỏa cục bộ.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang lây lan nhanh trở lại tại châu lục này, WHO bày tỏ hy vọng châu Âu sẽ không ban bố lệnh phong tỏa hoàn toàn, mà thay vào đó là các biện pháp phong tỏa cục bộ.
Tại Australia, giới chức y tế bang Victoria cho biết số ca nhiễm mới tính theo ngày tại bang này đã ở mức thấp nhất trong hai tuần qua. Cụ thể, trong 24 giờ qua, bang này ghi nhận thêm 5 ca tử vong - mức thấp nhất tính theo ngày kể từ ngày 15/8 vừa qua.
Số bệnh nhân đã thăng thêm 70 ca - mức thấp nhất trong suốt 7 tuần qua. Tính ngày 1/9, Australia đã ghi nhận gần 25.819 ca mắc COVID-19 và 657 ca tử vong, ít hơn nhiều so với các nước phát triển khác.
Tại châu Phi, Chính phủ Algeria ngày 31/8 đã quyết định nới lỏng lệnh giới nghiêm được áp đặt trước đó để ngăn chặn dịch COVID-19, đồng thời thông báo 7 biện pháp mới, trong đó có giảm số tỉnh, thành phố phải thực thi lệnh phong tỏa một phần (từ 28 xuống còn 18 tỉnh/thành), mở cửa trở lại các nhà trẻ, thư viện và bảo tàng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận