Kết quả tăng trưởng trong 2020 của FPT
CTCP FPT (HOSE: FPT) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2020 với doanh thu thuần gần 8.7 ngàn tỉ đồng và lãi ròng gần 983 tỉ đồng, lần lượt tăng trưởng 6.7% và 29.8% so với cùng kỳ năm trước.
- 10 tháng/2019, FPT Retail (FRT) báo lãi sau thuế sụt giảm gần 11% so cùng kỳ
- FPT đưa ra mức thu nhập dành cho chuyên gia AI cao hơn 1,5 lần mặt bằng chung
- Gần 1,2 triệu cổ phiếu FPT vừa được nhóm quỹ ngoại chuyển nhượng
Kết quả tăng trưởng trong 2020 của FPT đến từ mảng công nghệ, viễn thông. Trong đó, doanh thu chuyển đổi số và dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài lần lượt đạt mức tăng trưởng 31% và 10.6%.
Lũy kế cả năm 2020, FPT đạt doanh thu thuần trên 29.8 ngàn tỉ đồng và lãi ròng trên 3.5 ngàn tỉ đồng, tương ứng tăng 7.6% và 12.8% so với năm trước nhờ động lực từ mảng chuyển đổi số và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) tại thị trường toàn cầu, bên cạnh sự ổn định của mảng viễn thông.
Trong cơ cấu doanh thu, khối công nghệ đóng góp 56% với 16.8 ngàn tỉ đồng, tăng 6.5% so với 2019. Khối viễn thông chiếm 39% với gần 11.5 ngàn tỉ đồng, tăng 10.3%. Khối giáo dục và đầu tư đóng góp 5%.
Nhờ nhu cầu đầu tư chuyển đổi số tăng trưởng mạnh trên phạm vi toàn cầu, doanh thu ký mới của khối công nghệ FPT trong năm 2020 đạt trên 13 ngàn tỉ đồng, tăng 23% so với năm 2019.
FPT cho biết số lượng khách hàng có doanh thu trên 500 ngàn USD tăng gần 19% trong khi số dự án có quy mô triệu USD tăng 38.5% so với năm trước. Kết quả là hoạt động kinh doanh chuyển đổi số ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 31%, từ 2.45 ngàn tỉ đồng năm 2019 lên 3.22 ngàn tỉ đồng trong năm 2020.
Mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài trong 2020 đạt doanh thu 12 nghìn tỉ đồng và lãi trước thuế 1.97 ngàn tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 10.6% và 14.4%. Trong đó, các thị trường Nhật Bản và APAC có mức tăng trưởng doanh thu tương ứng 9% và 28%.
Tại thị trường Việt Nam, doanh thu mảng dịch vụ CNTT đạt 4.8 ngàn tỉ đồng trong 2020, giảm 2.6% so với năm trước. Công ty báo lãi trước thuế 267 tỉ đồng, tăng 7% nhờ thực hiện tiết giảm chi phí, hạn chế thuê ngoài và tăng cường bán hàng chéo,…
Về tình hình tài chính, FPT sở nắm lượng tiền mặt lên đến hơn 17.1 ngàn tỉ đồng, tăng 68% so với con số đầu năm. Song song với đó, nợ vay ngắn hạn của Công ty cũng tăng từ 7.5 ngàn tỉ đồng lên mức trên 12 ngàn tỉ đồng.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận