AirTag: Thiết bị định vị dễ được dùng vào mục đích xấu
Kể từ khi Apple giới thiệu AirTag, thiết bị định vị này liên tục nhận phải không ít ý kiến trái chiều, mới đây, các cơ quan chức năng đã cảnh báo người dùng nên cẩn trọng khi sử dụng AirTag vì trong nhiều trường hợp, thiết bị này đã được một số tội phạm sử dụng vào mục đích xấu.
- AirTag bị hack có thể dẫn người dùng đến các trang web độc hại
- Thiết bị theo dõi Airtag của Apple ngừng bán vì nguy hiểm với trẻ em
- Apple AirTag Liệu có Thật sự đáng mua?
Rất nhiều người dùng đã cho biết rằng họ bị người khác theo dõi thông qua sản phẩm này. Theo một báo cáo đặc biệt được tổng hợp bởi Vice, AirTag đã được sử dụng trong hơn 150 vụ theo dõi và quấy rối phụ nữ. Thông tin này được thu thập trong khoảng thời gian 8 tháng, từ 8 sở cảnh sát.
Apple đã thực hiện một số thay đổi để cố gắng làm cho AirTag trở nên an toàn hơn và ngăn chặn những kẻ rình rập. Những thay đổi này bao gồm các cảnh báo chủ động nếu một chiếc AirTag không xác định xuất hiện ở xung quanh người dùng hay khiến cho AirTag phát ra tiếng kêu sau 8-24 giờ tách khỏi chủ nhân (thay vì 3 ngày như trước). Tuy vậy, AirTag vẫn đang được sử dụng như một công cụ theo dõi các nạn nhân.
Hồi tháng 6/2022, Cảnh sát Indianapolis (Mỹ) thông báo về trường hợp một phụ nữ 26 tuổi tên Gaylyn Morris đã giết bạn trai của mình sau khi dùng AirTag để âm thầm theo dõi anh. Cảnh sát cho biết Gaylyn đã giấu chiếc AirTag trong ô tô của bạn trai Andre Smith và sau đó lần theo anh tới một quán bar địa phương. Khi phát hiện bạn trai ở đó cùng một người phụ nữ khác, trong cơn phẫn nộ cô đã lao xe đâm vào quán bar và cán qua lại người bạn trai nhiều lần, khiến nạn nhân tử vong ngay tại hiện trường.
Apple Airtag sử dụng con chip Apple U1, tương thích tốt nhất với các sản phẩm cũng sử dụng con chip này, ví dụ như iPhone 11 và 12 series. Chip U1 băng tần rộng cho phép các thiết bị có thể được định vị một cách chính xác với sai số chỉ tính bằng centimet. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng tích hợp sẵn một loa phát nhỏ, có cảm biến gia tốc kế và hỗ trợ bluetooth low-energy cho phép kết nối tới iPhone.
Mỗi chiếc Airtag của Apple đều được tích hợp sẵn tính năng Lost Mode (chế độ mất). Ở chế độ này, nếu người dùng vô tình làm mất một món đồ có gắn Air tag, khi ở bên cạnh một chiếc iPhone hoặc bất cứ chiếc máy nào có kết nối với NFC (kể cả Android), màn hình thiết bị đó sẽ hiển thị rằng AirTag đang ở trạng thái Lost Mode và có hướng dẫn kèm theo để liên lạc với chủ sở hữu trước đó.
Bên cạnh đó, người dùng sử dụng Airtag có thể cá nhân hóa thiết bị của mình bằng cách đặt tên cho Airtag trong quá trình kết nối và có thể gắn nó lên bất cứ đâu, ví dụ như balo, túi xách, chìa khóa, áo…
Theo tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận