Biển Wadden có gì đặc để Google doodles kỷ niệm 12 năm công nhận là di sản thế giới?
Biển Wadden là dải cát dài nhất thế giới từng được ghi nhận là di sản thế giới vào ngày này cách nay 12 năm để tăng cảnh báo về vùng nước chứa đựng đa dạng sinh học hiếm hoi còn sót lại trên trái đất cần được bảo vệ khẩn cấp trước các tác động của ô nhiễm môi trường.
- Google doodles hôm nay truyền đi thông điệp đeo khẩu trang - Cách phòng chống COVID-19 hiệu quả
- Nise da Silveira là ai mà Google tôn vinh nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh
- Mary Somerville được Google tôn vinh về bài báo vật lý thực nghiệm trên tờ báo lâu đời nhất thế giới
Biển Wadden nằm giữa vùng duyên hải của phía tây bắc lục địa châu Âu và chuỗi các đảo trong quần đảo Frisia, tạo thành một vùng nước nông với các bãi lầy và vùng đất ngập nước. Đây là nơi có tính đa dạng sinh học cao và là một khu vực quan trọng cho cả chim sinh sản và di trú.
Một góc trong khi vực biển Wadden. Ảnh: Wikipedia
Được tạo ra bởi các cơn bão trong thế kỷ 14 và 15, Biển Wadden là một môi trường đất ngập nước tương đối trẻ bao gồm một trong những hệ sinh thái vùng thuỷ triều nguyên vẹn còn sót lại cuối cùng trên thế giới. Vùng biển và cát trải dài tuyệt đẹp này là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, bao gồm hải cẩu xám và cá heo cảng.
Vào ngày này năm 2009, các phần của biển Wadden thuộc Đức và Hà Lan đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản thế giới và phần mở rộng thuộc Đan Mạch được thêm vào năm 2014. Tổng chiều dài của biển là khoảng 500 km trên khu vực có diện tích chừng 10.000 km vuông.
Bờ phía đông nam của biển Bắc (North Sea), giáp Đan Mạch và Hà Lan, là một vành đai bùn và đảo. Bình thường nơi này bị ngập nước biển nhưng mỗi ngày có hai lần thủy triều rút làm lộ ra 15 km thềm bùn rộng lớn. Khu vực này nổi tiếng với tên biển Wadden và được mô tả là "một trong những hệ sinh thái gian triều (vùng đất thủy triều lên, xuống) cuối cùng trên thế giới".
Biển Wadden kéo dài từ Den Helder ở phía tây bắc Hà Lan qua các cửa sông lớn của Đức tới ranh giới phía bắc của nó tại Blåvandshuk của Đan Mạch với chiều dài đường bờ biển khoảng 500 km (310 dặm) và tổng diện tích khoảng 10.000 km2 (3.900 dặm vuông Anh).
Tại Hà Lan, nó ngăn cách với IJsselmeer bởi dải đất đắp cao Afsluitdijk. Trong lịch sử, các khu vực ven biển thường phải hứng chịu những trận lũ lụt lớn khiến hàng ngàn người chết, bao gồm trận lụt Saint Marcellus năm 1219, trận lụt Burchardi năm 1634 và trận lụt Giáng Sinh năm 1717. Chúng đã khiến đường bờ biển thay đổi đáng kể.
Những thú vui mà biển Wadden mang đến cho du khách mà không phải bãi biển nào trên thế giới có thể mang đến được.
Nhiều đê điều và các con đường đắp cao đã được xây dựng, và kết quả là lũ lụt gần đây đã ít hoặc không gây ra thương vong đáng kể nào cả. Điều này khiến nó trở thành một trong những môi trường sống được con người thay đổi nhất trên hành tinh.
Một thú vui của người Hà Lan và Đức là đi bộ trên các thềm bùn tại Wadden khi nước biển rút đi. Hoạt động này gọi là wattwandern trong tiếng Đức và wadlopen trong tiếng Hà Lan.
Người đi wattwandern thường để chân trần, để bùn bao lấy các ngón và massage bàn chân một cách tự nhiên khi đi bộ tại Wadden. Những con sò, trai và giun ngọ nguậy dưới chân còn những con tôm, cua nhỏ, ốc và sao biển thì mắc cạn vì nước biển rút xuống thấp hơn cả mắt cá chân.
Biển Wadden là nơi có đa dạng sinh học rất phong phú. Tại đây hiện có hơn 10.000 loài động thực vật cùng sinh sống, từ những sinh vật siêu vi cho tới các loài cá, chim và động vật có vú. Nhiều loài cá chọn biển Wadden như một nơi để sinh nở, tận dụng những bãi bùn lầy nông làm chỗ nuôi con. Khi chúng lớn dần và trưởng thành có thể di cư tới biển Bắc.
Nơi đây được coi là một trong những khu vực quan trọng nhất trên toàn cầu đối với các loài chim di cư, người ta ước tính rằng các vùng đất ngập nước được hơn 10 triệu con chim châu Phi-Âu-Á ghé thăm hàng năm và có thể chứa tới 6,1 triệu con cùng một lúc.
Biển Wadden được xem là nơi lưu trữ đang dạng sinh học thế giới mà UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới cần được bảo vệ.
Biển Wadden cũng dồi dào nguồn thức ăn nhờ vào những đợt thủy triều, thu hút số lượng lớn các loài chim như ngỗng, vịt, mòng biển, nhạn biển và cả hải cẩu. Hơn 30.000 con hải cẩu đang sống tại biển Wadden, tìm kiếm thức ăn khi biển ngập nước và "tắm nắng" lúc thủy triều rút.
Diện tích của biển Wadden cũng giảm dần theo thời gian và đã bị giảm tới 50% so với kích thước ban đầu. UNESCO đã triển khai các nỗ lực để bảo vệ di sản này trên cơ sở các quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức phi chính phủ về môi trường, Diễn đàn Biển Wadden, và chính phủ Đan Mạch, Đức và Hà Lan để các thế hệ tương lai có thể tận hưởng hiện tượng thiên nhiên này.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận