Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Đức đánh giá tổng thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2

Ninh Gia (T/h)
04/07/2020 06:58
D

Cập nhật tình hình dịch COVID-19, các nhà khoa học Đức ngày 3/7 đã bắt đầu một cuộc nghiên cứu trên toàn quốc để có đánh giá tổng quan tốt hơn về mức độ phổ biến của dịch bệnh trong dân chúng cũng như đánh giá hoạt động của các biện pháp ngăn chặn loại virus nguy hiểm này.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19, cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu lây nhiễm Helmholtz (HZI) tại Braunschweig thuộc bang Niedersachsen, Tây Bắc nước Đức, tiến hành.

Ban lãnh đạo HZI cho biết các nhà khoa học sẽ bắt đầu bằng việc nghiên cứu khoảng 3.000 mẫu máu lấy từ người dân sinh sống ở thị trấn Reutlingen, miền Nam nước Đức, để tìm kháng thể được tạo ra khi hệ thống miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2. Theo đó, các nhà khoa học sẽ tiến hành năm xét nghiệm kháng thể khác nhau đối với mỗi mẫu máu.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Đức đánh giá tổng thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2

Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Đức đánh giá tổng thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2.

Cuộc nghiên cứu dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng một năm và các mẫu máu bổ sung sẽ vẫn được thu thập và được xét nghiệm lại ở các khu vực được chọn trên cả nước từ 4-8 tháng sau cuộc xét nghiệm đầu tiên.

Theo ông Gerard Krause - Trưởng Khoa Dịch tễ học thuộc Trung tâm HZI, các nghiên cứu kháng thể - còn được gọi là nghiên cứu về mức độ ổn định huyết thanh, có ý nghĩa rất quan trọng để tìm hiểu về nơi dịch bệnh bùng phát và có thể hỗ nhà chức trách đưa ra quyết định về các biện pháp hạn chế cần thiết để kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19.

Ông Krause nhận định các kết quả nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn thời gian tồn tại của các kháng thể trong cơ thể con người cũng như cho phép các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh và đưa ra các chiến lược tiêm chủng phù hợp. Dự kiến, kết quả đầu tiên của cuộc nghiên cứu sẽ được công bố vào mùa Thu năm nay.

Theo thống kê của trang mạng worldometers.info, tính đến 22h ngày 3/7 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 11.034.046 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 525.156 ca tử vong và số ca hồi phục là 6.186.869 người.

Tình hình dịch bệnh tại Mỹ, quốc gia chịu tác động mạnh nhất, vẫn diễn biến khó lường khi đến nay đã ghi nhận 2.838.922 ca nhiễm và 131.544 ca tử vong. Thị trưởng thành phố New York, Bill De Blasio thông báo kế hoạch triển khai các dịch vụ phục vụ các bữa ăn ngoài trời tại hơn 20 tuyến phố không gian mở của thành phố trong mỗi dịp cuối tuần mùa Hè 2020, trong khi kế hoạch nối lại các dịch vụ ăn uống trong nhà sẽ không thể triển khai và bị trì hoãn vô thời hạn khi số ca mắc mới tăng mạnh tại nhiều bang, chủ yếu liên quan tới các nhà hàng và quán bar.

Kể từ khi dịch bùng phát, thành phố New York đã triển khai các mô hình tuyến phố không gian mở, tổng cộng khoảng 107 km, không cho phép xe ô tô lưu thông, chỉ dành cho người đi bộ và người đi xe đạp, người tập thể dục với các biện pháp giãn cách xã hội được đảm bảo.

Tại khu vực Mỹ La tinh, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp với Brazil vẫn có số ca lây nhiễm cao thứ hai thế giới với 1.502.424 ca nhiễm và 62.045 ca tử vong.

Đặc biệt, Mexico trong 24 giờ qua ghi nhận 6.741 ca nhiễm mới, đánh dấu ngày có số ca mắc mới cao nhất kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại quốc gia này. Với tổng cộng 238.511 ca nhiễm, trong đó có 29.189 ca tử vong. Mexico đã vượt Tây Ban Nha, một trong những quốc gia châu Âu chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch, về số ca nhiễm.

Các nhà hàng và quán bar ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã mở cửa trở lại sau hơn 3 tháng phong tỏa vì đại dịch COVID-19. Theo đó, các quán bar, nhà hàng và quán cafe được phép mở lại tối đa 50% công suất và đảm bảo khoảng cách 2m giữa các bàn, ưu tiên những khu vực phục vụ ăn uống ngoài trời. Các phòng tập, cơ sở làm đẹp, tiệm xăm hình cũng sẽ mở cửa nhưng tránh tụ tập đông người.

Thị trưởng Rio Marcelo Crivella cho rằng tình hình dịch bệnh đã lắng dịu khi các ca bệnh cần được chăm sóc đặc biệt đã giảm, nhu cầu giường bệnh cũng thấp hơn trong khi số ca tử vong không có đột biến.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh có phần chuyển biến tích cực tại một số nước châu Âu, tạo điều kiện cho các quốc gia tiếp tục thực hiện những kế hoạch mở cửa trở lại.

Từ ngày 10/7, Anh sẽ dỡ bỏ quy định cách ly đối với những người đến xứ England từ nhiều quốc gia được xem là có nguy cơ mắc COVID-19 thấp, trong đó có Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Italy.

Việc dỡ bỏ quy định cách ly nói trên chỉ áp dụng đối với những người từ nước ngoài đến xứ England. Những người đến các khu vực khác của Anh bao gồm Scotland, Wales hoặc Bắc Ireland vẫn phải thực hiện tự cách ly trong 14 ngày, nếu vi phạm sẽ bị phạt.

Trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm đã giảm, Anh đang dần dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế. Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi người dân cần tiếp tục tuân thủ quy định về giãn cách xã hội và hành động một cách "có trách nhiệm".

Tuy nhiên, một số nước khác tại châu Âu vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới gia tăng như Nga (6.718 ca nhiễm mới và 176 ca tử vong), Bỉ (129 ca), Đức (21 ca), Ukraine (876 ca)...

Còn Serbia đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Belgrade, tái áp đặt một số biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan sau khi số các ca nhiễm ở thủ đô tăng nhanh.

Theo lệnh tình trạng khẩn cấp, người dân ở thủ đô sẽ phải đeo khẩu trang tại nơi công cộng trong nhà hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng, thời gian mở cửa các quán cà phê và câu lạc bộ sẽ bị rút ngắn, và các cuộc tụ tập sẽ bị hạn chế ở mức 100 người nếu ở trong nhà và 500 người nếu ở ngoài trời. Tình trạng khẩn cấp này sẽ có hiệu lực ngay lập tức.

Hiện các chính quyền ở miền Trung và miền Tây Serbia cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại một số thành phố có các ca mắc COVID-19 tăng cao. Tính đến nay, Serbia ghi nhận 15.195 ca mắc COVID-19, tăng gần 4.000 trường hợp so với 1 tháng trước, trong đó có 287 người tử vong.

Ở châu Á, nhiều nước vẫn tiếp tục có số ca nhiễm gia tăng như Ấn Độ (20.903 ca nhiễm mới), Singapore (188 ca nhiễm mới), Indonesia (1.301 ca nhiễm mới và 49 ca tử vong), Philippines (1.531 ca nhiễm mới và 6 ca tử vong), Hàn Quốc (63 ca nhiễm)...

Tại Trung Quốc, giới chức thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) tuyên bố đã kiểm soát được nguồn lây nhiễm trong đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai và sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại vào nửa đêm ở hầu hết những cụm dân cư trong thành phố.

Theo đó, toàn bộ người dân sinh sống ở những khu vực nội đô được đánh giá là "ít nguy cơ" có thể được rời khỏi thành phố mà không cần kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Trước đó, Bắc Kinh dỡ bỏ một số lệnh phong tỏa được áp đặt theo khu vực sau khi tháng trước, phát hiện hàng trăm ca bệnh liên quan tới một khu chợ đầu mối, làm dấy lên lo ngại về một làn sóng dịch bệnh thứ hai.

Trong khi đó, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua ngân sách bổ sung trị giá 35.100 tỷ won (khoảng 29,3 tỷ USD) cho cuộc chiến chống dịch COVID-19 và những tác động đến kinh tế do dịch bệnh gây ra.

Đây là khoản ngân sách bổ sung lần thứ ba của nước này sau khoản ngân sách đầu tiên trị giá 11.700 tỷ won được thông qua hồi tháng Ba và ngân sách thứ hai trị giá 12.200 tỷ won được thông qua hồi tháng Tư.

Tại Thái Lan, sân bay quốc tế Suvarnabhumi đã triển khai các biện pháp xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 đối với một số du khách nước ngoài. Các doanh nhân, nhà ngoại giao và quan khách chính phủ có thời gian lưu trú chưa tới 14 ngày tại Thái Lan được coi là các "du khách được làm thủ tục nhanh". Họ sẽ được tiến hành xét nghiệm nhanh tại sân bay Suvarnabhumi để đảm bảo không mắc bệnh trước khi nhập cảnh vào Thái Lan.

Hiện nước này đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm nhập cảnh kéo dài 3 tháng qua đối với người nước ngoài.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật

Tin đọc nhiều

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2025

Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2025

Apple WWDC 2025 - thời khắc tiết lộ diện mạo đột phá cho iOS, iPadOS và macOS

Apple WWDC 2025 - thời khắc tiết lộ diện mạo đột phá cho iOS, iPadOS và macOS

Khởi động bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Make in Vietnam xuất sắc 2022

Khởi động bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Make in Vietnam xuất sắc 2022

Nhiều thiết bị số phục vụ CPĐT chưa được đánh giá ATTT

Nhiều thiết bị số phục vụ CPĐT chưa được đánh giá ATTT

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

PVOIL Cup 2021 - Nơi hội tụ của 77 niềm đam mê 'xế cưng'

PVOIL Cup 2021 - Nơi hội tụ của 77 niềm đam mê 'xế cưng'

Các Bộ trưởng ITU: “Covid-19 kích hoạt bước ngoặt cho kỷ nguyên kỹ thuật số”

Các Bộ trưởng ITU: “Covid-19 kích hoạt bước ngoặt cho kỷ nguyên kỹ thuật số”

EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3

EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

Video xem nhiều

Isuzu Mu-X 2021 hoàn toàn mới: Thiết kế hiện đại và đầy công nghệ

Isuzu Mu-X 2021 hoàn toàn mới: Thiết kế hiện đại và đầy công nghệ

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Honda MSX 125 Grom 2021 mẫu xe côn tay phiên bản đường đua

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Geneva Motor Show 2020: Bentley hé lộ siêu xe Bacalar triệu đô

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

Lộ diện siêu xe hypercar Czinger 21C tăng tốc 0-100km/h chưa tới 2 giây

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Xe máy điện VinFast được CNN chọn là 1 trong 5 biểu tượng mới của Hà Nội

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Một ngày trải nghiệm giấc mơ trở thành tay đua F1 chuyên nghiệp ở Nhật Bản

Bắc Sơn mây hát

Bắc Sơn mây hát

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

Sếp nhà bán lẻ làm lộ ngày bán iPhone 11

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019