Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Maroc buộc phải mở lại bệnh viễn dã chiến
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, trước những diễn biến mới về đơt bùng phát dịch tại Maroc đã buộc giới chức nước này phải mở lại bệnh viện dã chiến ở miền Đông để tiếp nhận các bệnh nhân.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Bắc Kinh cấm tụ tập đông người để phòng dịch
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Trung Quốc "nóng" trở lại tại khu chợ bán buôn lớn nhất Bắc Kinh
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Mỹ "bơm" 628 triệu USD nâng cao sản xuất vaccine
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, Chính phủ Maroc ngày 21/6 đã cho đi vào hoạt động một bệnh viện dã chiến mới ở miền Đông nước này, tiếp nhận khoảng 700 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 trong bối cảnh quốc gia này đang chứng kiến tình trạng bùng phát ca nhiễm mới.
Ngày 19/6 là ngày Maroc ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày ở mức cao kỷ lục với hơn 500 ca, chủ yếu ở tỉnh miền Đông Kenitra. Đây là mức tăng đột biến nếu nhìn lại kể từ khi dịch xuất hiện tại đây hồi đầu tháng 3, trung bình số ca nhiễm mới trong ngày của Maroc ở mức thấp hơn 100 ca.
Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Maroc buộc phải mở lại bệnh viễn dã chiến.
Đợt bùng phát mới trên liên quan đến một ổ dịch được phát hiện ở các nhà máy đóng gói hoa quả tại tỉnh Kenitra, buộc chính quyền thắt chặt hơn các hạn chế ở khu vực này.
Bộ trưởng Nội vụ Maroc Abdelouafi Laftit cho biết các cơ sở sản xuất trên phải đóng cửa, công nhân được xét nghiệm đồng thời một cuộc điều tra cũng được tiến hành. Một số thị trấn ở khu vực cũng đã được đặt trong tình trạng cách ly, người dân chỉ được ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết.
Với dân số 34 triệu người, Maroc mới chỉ ghi nhận hơn 9.800 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 213 ca tử vong. Ngày 9/6, giới chức nước này thông báo dỡ bỏ dần dần những hạn chế vốn được triển khai từ giữa tháng 3.
Tuy nhiên, các biện pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh vẫn tiếp tục được áp dụng tại các thành phố lớn và tình trạng khẩn cấp quốc gia về y tế được kéo dài đến ngày 10/7.
Đeo khẩu trang tại nơi công cộng là yêu cầu bắt buộc, các cuộc tụ tập bị cấm trong khi nhà thờ, rạp chiếu phim, nhà hát cũng đóng cửa. Nhà hàng, quán cà phê được phép hoạt động nhưng chỉ giới hạn mua mang về. Maroc cũng vẫn phong tỏa biên giới cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 21/6, trên thế giới có 8.954.522 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 46.461 ca tử vong. Số ca phục hồi là 4.765.754 ca.
Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới, với 2.331.550 ca mắc và 122.003 ca tử vong. Sau Mỹ là Brazil với 1.070.139 ca mắc và 50.058 ca tử vong, tiếp đến là Nga với 584.680 ca mắc và 8.111 ca tử vong, Ấn Độ với 415.624 ca mắc và 13.347 ca tử vong, Anh 304.331 ca mắc và 42.632 ca tử vong, Tây Ban Nha 293.018 ca mắc và 28.322 ca tử vong.
Dù số ca mắc COVID-19 vẫn gia tăng, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tối 20/6 khẳng định nước này đang bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Theo đó, kể từ ngày 21/6, Tây Ban Nha cho phép du khách nhập cảnh từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen không cần phải tự cách ly hai tuần, đồng thời nối lại hoạt động đi lại giữa 17 cộng đồng tự trị của nước này. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế như bắt buộc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ vẫn được duy trì.
Ngoại trừ Tây Ban Nha dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, phần lớn các nước khác đều gia hạn hoặc tái áp đặt lệnh phong tỏa để phòng dịch. Bộ Di trú Hy Lạp ngày 20/6 thông báo gia hạn lệnh phong tỏa tại các trại tị nạn đông đúc đến ngày 15/7 tới. Tính đến ngày 20/6, Hy Lạp ghi nhận 3.256 ca mắc COVID-19 và 190 ca tử vong.
Ở châu Á, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo, trong ngày 20/6, nước này ghi nhận thêm 26 ca mắc COVID-19, trong đó 25 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 1 ca nhập cảnh, trong khi không ghi nhận thêm ca tử vong. Tính đến hết ngày 20/6, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 83.378 ca mắc, trong đó 4.634 ca tử vong, 78.413 bệnh nhân bình phục.
Tại Hàn Quốc, Cơ quan Quản lý và Phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 21/6 cho biết tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại nước này tăng thêm 48 ca lên 12.421 ca. Tin tích cực là Hàn Quốc không ghi nhận thêm ca tử vong nào, trong khi đã có thêm 12 bệnh nhân hồi phục, đưa tổng số ca được chữa khỏi lên 10.868 ca.
Còn tại Australia, bang Victoria đông dân thứ hai của nước này ghi nhận thêm 19 ca mắc COVID-19 trong ngày 21/6. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp bang này có số ca nhiễm mới ở mức 2 con số.
Tổng số ca nhiễm của bang hiện nay là 1.836 ca, chiếm 25% tổng số ca tại Australia. Trước tình hình này, chính quyền bang Victoria đã gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 4 tuần đến ngày 19/7. Trên toàn Australia hiện có 7.461 ca nhiễm và 102 ca tử vong do COVID-19.
Chính quyền Palestine cũng áp đặt một loạt hạn chế mới, trong đó cấm việc tụ tập và các hoạt động kỷ niệm như tổ chức tiệc cưới và tiệc mừng tốt nghiệp đại học tại toàn bộ khu Bờ Tây. Các cơ sở hoạt động tư nhân và nhà nước cũng như các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải tuân theo những quy định về an toàn và bảo vệ sức khỏe.
Các quan chức chính quyền sẽ không được phép di chuyển từ thành phố này tới thành phố khác mà phải làm việc trực tuyến. Chỉ tính riêng trong ngày 20/6, Palestine phát hiện thêm 108 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số người nhiễm virus này ở Palestine lên tới 979 người. Số ca tử vong là 3 người.
Tại châu Phi, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize ngày 20/6 thông báo trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 4.966 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 92.681 ca.
Đây là số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bùng phát đầu tháng 3 vừa qua. Số ca tử vong đã tăng thêm 46 ca lên 1.877 ca. Trên toàn khu vực châu Phi có tổng cộng 7.905 ca tử vong trong số 298.244 ca mắc COVID-19.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận