Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Mỹ bị "cướp" đi số việc làm cao kỷ lục
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, theo thống kê của giới chức Mỹ kể tử khi virus SARS-CoV-2 tấn công và nền kinh tế đầu tàu thế giới đã cuốn phăng những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump trong thời gian qua khi con số xin trợ cấp thất nghiệp lên hơn 26 triệu người.
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Thế giới sẽ mất đi 20% lượng kiều hối trong năm 2020
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Hơn 2 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 được ghi nhận trên thế giới
- Cập nhật tình hình dịch COVID-19: Tâm dịch của nước Mỹ ghi nhận số ca tử vong thấp nhất
Cập nhật tình hình dịch COVID-19, trong 5 tuần kể từ khi bùng nổ dịch tấn công vào nền kinh tế đầu tàu của thế giới, đã có 26,4 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Con số kỷ lục này đã "cuốn phăng" tất cả việc làm được tạo ra trong khoảng thời gian dài trước đó.
Ngày 23/4, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tuần lễ kết thúc vào ngày 18/4, đã có thêm 4,4 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Con số này thấp hơn báo cáo tuần trước là 5,2 triệu đơn song vẫn duy trì ở mức cao do các biện pháp hạn chế được chính phủ áp đặt nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19.
Có những bang đã không còn đủ ngân sách để chi trả cho các đơn xin trợ cấp thất nghiệp ngày một tăng mạnh hiện nay.
Số liệu mới nhất này đã tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ lên hơn 26 triệu đơn kể từ tuần lễ kết thúc vào ngày 21/3 vừa qua, tương đương với 16% lực lượng lao động Mỹ. Trong khi đó, trong giai đoạn bùng nổ việc làm kéo dài từ tháng 9/2010 đến tháng 2 vừa qua, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 22 triệu việc làm.
Nhà kinh tế trưởng Joseph Brusuelas thuộc Ngân hàng miền Tây ở San Francisco nhận định: "Nền kinh tế Mỹ đang 'chảy máu' việc làm với tốc độ và quy mô chưa từng được ghi nhận trước đây. Nó có thể so sánh như một thảm họa tự nhiên mang tầm quy mô quốc gia".
Mặc dù số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng đầu vẫn ở mức rất cao, song số liệu của tuần trước đánh dấu tuần giảm thứ ba liên tiếp, làm dấy lên hy vọng tình hình tồi tệ nhất có thể đã qua.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng đầu dường như đã đạt đỉnh ở mức kỷ lục 6,8 triệu việc làm trong tuần kết thúc vào ngày 28/3. Tuy nhiên, báo cáo cập nhật mới nhất của Bộ Lao động vẫn khiến bức tranh kinh tế ảm đảm của nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Theo số liệu trên trang thống kê toàn cầu worldometers.info, tính đến 22h ngày 23/4, dịch COVID-19 đã khiến 2.668.935 người mắc bệnh, cướp đi mạng sống của hơn 186.324 người ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hơn 731.000 người đã hồi phục sau khi lâm bệnh.
Mỹ vẫn là quốc gia bị đại dịch COVID-19 tấn công mạnh nhất thế giới. Hơn 851.000 người Mỹ dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong khi gần 47.800 người tử vong vì chủng virus đáng sợ này. Đứng kế tiếp Mỹ trong danh sách các "ổ dịch" lớn nhất thế giới là Tây Ban Nha.
Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo nước này có thêm 440 ca tử vong do mắc COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 22.157 người. Đây là mức tăng nhẹ so với con số tử vong 435 của 1 ngày trước.
Theo con số thống kê của bộ trên, tính đến thời điểm này, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Tây Ban Nha đã tăng lên 213.024 người, từ mức 208.389 của 1 ngày trước.
Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Pablo Iglesias thông báo trẻ em dưới 14 tuổi sẽ được phép rời nhà trong 1 giờ với sự giám sát của người lớn và không được phép đi quá phạm vi 1 km tính từ nhà họ trong bối cảnh đà lây lan của dịch COVID-19 đang chậm lại.
Hiện giới chức Tây Ban Nha đang nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng chống dịch COVID-19 sau khi số ca mắc mới mỗi ngày giảm từ 20% xuống còn 2%.
Trong khi đó, Italy đã có hơn 187.300 ca mắc bệnh COVID-19 và hơn 25.000 ca tử vong, Pháp có hơn 159.800 ca mắc bệnh và 21.300 ca tử vong và Đức có hơn 151.000 ca mắc bệnh và hơn 5.300 ca tử vong.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo Đức hiện đang ở “giai đoạn đầu” của dịch bệnh và tình hình sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 23/4, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết có đến 50% số ca COVID-19 tử vong tại châu lục này từng ở trong các viện dưỡng lão, đồng thời gọi đây là một thảm kịch “không thể tưởng tượng được”.
Trong ngày 23/4, khu vực Đông Nam Á ghi nhận 35.000 ca nhiễm, trong đó 1.271 người tử vong, Singapore tiếp tục là vùng dịch lớn nhất khu vực.
Singapore đã công bố thêm 1.037 ca mắc bệnh, gồm 21 công dân và thường trú nhân, còn lại là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Nước này hiện ghi nhận tổng cộng 11.178 ca nhiễm, trong đó 12 người đã tử vong.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố gói giải pháp "cầu dao" để ngăn chặn COVID-19 lây lan sẽ được gia hạn đến 1/6, trong khi các quy tắc hiện hành được thắt chặt hơn trong hai tuần tới.
Trong khi đó, những dấu hiệu tích cực đã được ghi nhận tại Thái Lan. Trong ngày 23/4, nước này thông báo thêm 13 ca nhiễm mới và 1 ca tử vong, nâng tổng số danh sách mắc COVID-19 lên 2.839 người và 50 ca tử vong.
Đây là ngày nước này ghi nhận số ca nhiễm mới thấp nhất trong 40 ngày qua. Trung tâm Quản lý tình hình dịch COVID-19 (CCSA) của Thái Lan cho biết nước này đã đạt được "thành công nhỏ" khi người dân hợp tác bằng cách ở nhà để ngăn chặn dịch bệnh.
Tuy nhiên, CCSA cũng cảnh báo cuộc chiến chống COVID-19 chưa kết thúc, vì đây là cuộc khủng hoảng toàn cầu và còn tiếp diễn.
Tại Malaysia, Thủ tướng Muhyiddin Yassin đã quyết định kéo dài lệnh hạn chế di chuyển (MCO) lần thứ 3 tới ngày 12/5/2020. Theo các quyết định trước đây, giai đoạn 1 của MCO bắt đầu từ ngày 18-31/3; giai đoạn 2 từ ngày 1-14/4 và giai đoạn 3 từ ngày 15-28/4.
Trong giai đoạn MCO, các ngành kinh doanh và dịch vụ không thiết yếu ở Malaysia đều bị đóng cửa; người dân phải ở trong nhà và chỉ được ra ngoài mua nhu yếu phẩm trong vòng bán kính 10 km…
Tính tới ngày 23/4, Malaysia ghi nhận tổng số 5.603 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 95 ca tử vong và 3.542 ca đã khỏi bệnh, tương đương 63,2%. Trong một tuần qua, số ca nhiễm mới ở Malaysia liên tục duy trì ở mức 2 con số thay vì 3 con số như một tháng trước đó.
Tại cuộc họp báo trực tuyến cùng ngày, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết nước này đã có hơn 7.700 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2, trong đó hơn 387 trường hợp là người nước ngoài và đã có 13 người nước ngoài tử vong. Hiện còn 49 bệnh nhân nước ngoài đang được điều trị, 27 người đã hồi phục và 295 người đang bị cách ly.
Ngoại trưởng Retno cũng cho hay, hiện có 540 công dân Indonesia ở nước ngoài mắc COVID-19, trong đó 24 người tử vong. Một trong những chính sách đối ngoại của Indonesia là bảo vệ công dân Indonesia ở nước ngoài và công dân nước ngoài ở Indonesia trong đại dịch toàn cầu. Hiện nay, năng lực xét nghiệm nhanh của Indonesia đã đạt tới 12.000 xét nghiệm mỗi ngày.
Theo Bộ Y tế Indonesia, nước này đã ghi nhận thêm 357 ca mắc và 11 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 7.775 ca với 647 ca tử vong. Số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh là 960 người.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận