“Phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam: Chính sách và giải pháp thực hiện”
Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) tổ chức hội thảo “Phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam: Chính sách và giải pháp thực hiện”.
- Mô hình KCN sinh thái gắn chặt với hiệu quả tài nguyên sản xuất sạch hơn và cộng sinh công nghiệp
- Những thách thức của nền kinh tế xanh trong thời đại số ở khu vực châu Á Thái Bình Dương?
Hội thảo là một sự kiện quan trọng trong bối cảnh hiện nay của cả Việt Nam và quốc tế. Ở Việt Nam, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được định hướng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021- 2030.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết:Trong 30 năm hình thành và phát triển, các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) của Việt Nam đã đóng góp một vai trò to lớn vào sự tăng trưởng, phát triển của Việt Nam, trong đó có sự lớn mạnh về quy mô của nền kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy đổi mới chuyển giao công nghệ, hội nhập và đặc biệt cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu tại hội thảo.
Với 403 khu công nghiệp đang hoạt động, việc thúc đẩy phát triển khu công nghiệp theo hướng sinh thái sẽ huy động nguồn lực lớn từ khu vực tư nhân cho các giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, thể hiện quyết tâm chính trị của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết phát triển bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng, các KCN, KKT của Việt Nam cũng như toàn bộ nền kinh tế đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
Việc phát triển các KCN, KKT theo chiều rộng đang gặp khó khăn về nguồn lao động, đất đai, tài nguyên, năng suất lao động, phát triển chưa hài hòa, ưu đãi về chính sách đất đai giảm dần…liên kết trong KCN, KKT của Việt Nam thời gian qua còn hạn chế.
Vì vậy, Thứ trưởng Ngọc cho rằng, việc phát triển mô hình KCN, KKT cần phải có sự đổi mới với các cơ chế, chính sách phù hợp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tận dụng được cơ hội thu hút đầu tư và tận dụng được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó khuyến khích phát triển KCN, KKT sinh thái.
Tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết, các KCX, KCN đang hoạt động cần có những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tính toán chuyển đổi mô hình theo hướng hiệu quả hơn. Với mục tiêu đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, việc phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu, vừa đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, vừa phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Ông Hoan nhấn mạnh, TP Hồ Chí Minh cam kết phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNIDO triển khai dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu” tại TP Hồ Chí Minh, trong đó KCN Hiệp Phước được chọn tham gia dự án. Kết quả của dự án sẽ là tiền đề để nhân rộng chuyển đổi các KCN hiện hữu sang mô hình KCN sinh thái tại TP Hồ Chí Minh và trên cả nước.
Tại hội thảo, đại diện các KCN, KKT tại các địa phương đã trao đổi nhiều vấn đề vướng mắc trong phát triển KCCN sinh thái như: Vấn đề xử lý rác thải, môi trường trong KCN, KKT; chính sách ưu đãi thuế; vấn đề sử dụng đất đai;…
Đại diện Ban quản lý KKT Hải Phòng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có văn bản chỉ đạo, định hướng về nhu cầu phát triển, chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái, để các địa phương có cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai, tạo ra trào lưu mới hưởng ứng phát triển KCN sinh thái.
Là địa phương đang thí điểm triển khai tại KCN Hòa Khánh và đã bước sang giai đoạn 2, đại diện KCN TP Đã Nẵng cho biết trong quá trình triển khai, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuần hoàn chất thải trong các doanh nghiệp; nguồn vốn hỗ trợ đổi mới công nghệ còn nhiều hạn chế, các thủ tục, giấy tờ còn nhiều khó khăn…
Tại hội thảo nhiều đơn vị quốc tế cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm trong chuyển đổi KCN sinh thái; Tái sử dụng nước tại KCN Amata Thái Lan và tiềm năng áp dụng tại KCN Amata Việt Nam; Phát triển năng lượng tái tạo tại khi công nghiệp vấn đề phát triển tuần hoàn trong hoạt động công nghiệp gắn với mô hình KCN sinh thái; công cụ hỗ trợ chuyển đổi và xây dựng mới KCN sinh thái; và thực tiễn chuyển sổi sang KCN sinh thái tại Việt Nam.
Theo Tạp chí Điện tử và Ứng dụng
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận