Thế hệ đầu tiên xây dựng ngành vũ trụ tại Việt Nam

Thế Kiên
17/12/2019 19:04
D

Đếm ngược thời gian, vệ tinh đầu tiên do các chuyên gia, kỹ sư Việt Nam thiết kế, chế tạo - vệ tinh MicroDragon - đã sẵn sàng để phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Epsilon tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura (Nhật Bản).

Đây là bước tiến quan trọng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia nằm trong top đầu của khu vực về công nghệ vệ tinh. Theo thông tin từ Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), thời gian phóng dự kiến là 9h50 - 9h59 (giờ Nhật Bản), tức 7h50 - 7h59 (giờ Việt Nam).

MicroDragon sẽ được tách khỏi tên lửa đẩy ở độ cao 511 km với vận tốc là 7,6 km/giây - theo thông báo của JAXA.

MicroDragon là bước đột phá trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ, vệ tinh góp phần xác lập vị thế của Việt Nam ở tầm khu vực, chính là kết quả đầu tiên của dự án được đầu tư "khủng" nhất cho khoa học công nghệ từ trước đến nay, 600 triệu USD.

Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là dự án lớn nhất trong lĩnh vực khoa học - công nghệ của nước ta từ trước đến nay với số vốn đầu tư kỷ lục 600 triệu USD.

Nhưng khoản đầu tư khổng lồ này cùng những mục tiêu đầy khát vọng của dự án vẫn khiến không ít người vẫn còn hồ nghi mục tiêu và khả năng vươn đến bầu trời của người Việt Nam.

"Có những ý kiến cho rằng Việt Nam chưa đủ "tầm" để nghĩ đến việc chế tạo vệ tinh, nghiên cứu về vũ trụ. Thay vào đó nên đầu tư nghiên cứu những gì dùng có vẻ "thiết thực" hơn… bởi đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ vũ trụ còn xa xôi, viển vông so với điều kiện của Việt Nam" - PGS.TS Phạm Anh Tuấn chia sẻ về những ngày đầu của VNSC thực hiện dự án này - "Nhưng trên thực tế triển vọng ứng dụng vệ tinh vũ trụ là rất cụ thể, sát sườn đối với cuộc sống và về kinh tế của đất nước".

Theo ông Phạm Anh Tuấn, các chuyên gia Nhật Bản đã tính toán, hiện mỗi năm Việt Nam mất khoảng 1,5% GDP về thiên tai, tương đương khoảng 3 tỷ USD.


Quá trình tích hợp thử nghiệm vệ tinh

Nếu có ảnh vệ tinh, chúng ta có thể kịp thời báo chính xác bão, lũ, ngập ở đâu. Dù không chống toàn bộ nhưng giảm thiệt hại như sơ tán đúng, cảnh báo đúng… Mỗi năm chỉ cần giảm thiệt hại được 10% đã tương đương 300 triệu USD. Đấy là chưa kể thiệt hại về người…

"Đấy mới là một ví dụ cụ thể về hiệu quả kinh tế để cho thấy đầu tư vào vệ tinh không phải viển vông" - ông Tuấn nhìn nhận.

Theo người đứng đầu VNSC, còn rất nhiều những ứng dụng quan trọng khác mang lại những lợi ích không thể tính cụ thể ra tiền được như phục vụ cho công tác qui hoạch, truy tìm nguồn gốc các vệt dầu loang, các chuyên nhân gây ô nhiễm trên biển, kiểm soát tàu thuyền đi trên biển…

Hình ảnh vệ tinh có thể cho phép chúng ta phát hiện nhanh các tàu thuyền lạ xuất hiện gần và trên vùng biển của Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi "tại sao chúng ta phải thiết kế, chế tạo vệ tinh trong khi hoàn toàn có thể mua sản phẩm từ nước ngoài như đã làm với Vinasat1, Vinasat2?", ông Tuấn nhấn mạnh: "Để đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, khi mà công nghệ cao, thông tin, dữ liệu… trở thành vũ khí cạnh tranh giữa các quốc gia, chúng ta cần có vệ tinh riêng của mình để có thể chủ động, trước hết là về hình ảnh. Nếu như trước đây, việc mua hay xin ảnh từ vệ tinh của nước ngoài mất khoảng hai ngày, thì khi có vệ tinh chỉ cần 6-12 tiếng là chúng ta có ảnh riêng".

PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho hay: "Ngoài vệ tinh Vinasat 1, Vinasat2 là vệ tinh viễn thông phục vụ kinh doanh viễn thông, truyền hình, điện thoại, chúng ta còn cần có vệ tinh quan sát trái đất.

Nếu chúng ta chỉ trông cậy vào đi mua, không làm chủ được công nghệ, chúng ta sẽ mãi mãi phụ thuộc. Trước đây, chúng ta đi mua vệ tinh nên không tự chủ được để có vệ tinh phục vụ cho những mục tiêu, nhu cầu sử dụng riêng của Việt Nam.

Còn khi chúng ta làm chủ công nghệ, có thể từng bước chế tạo vệ tinh phục vụ mục đích của Việt Nam và cải tiến để tiết kiệm hơn đi mua. Đồng thời có thể tăng cường mức độ bảo mật thông tin.

Bên cạnh đó, việc chế tạo vệ tinh tại Việt Nam sẽ kéo các ngành công nghệ khác như vật liệu, cơ điện tử, tự động hóa. Công nghệ vũ trụ là biểu tượng công nghệ cao của một quốc gia".

VNSC đã cử 36 kỹ sư trẻ đến năm trường ĐH hàng đầu Nhật Bản tham gia các khóa học thạc sĩ công nghệ vệ tinh. Trong quá trình đào tạo, đội ngũ nhà khoa học trẻ này được đồng thời trực tiếp thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh MicroDragon dưới sự hướng dẫn của các giáo sư Nhật Bản.

Với dự án mang tính đột phá này, các kỹ sư Việt Nam không chỉ có cơ hội tiếp thu kiến thức cơ bản về công nghệ vệ tinh mà còn được trực tiếp tham gia thực hành chế tạo vệ tinh. MicroDragon là vệ tinh đầu tiên chính thức do đội ngũ nhà khoa học, kỹ sư Việt Nam chế tạo, tích hợp. Vệ tinh này có kích thước 50 x 50 x 50 cm, nặng khoảng 50 kg.

Tổng giám đốc VNSC Phạm Anh Tuấn đánh giá: "Khi MicroDragon được đưa vào hoạt động như dự kiến sẽ hiện thực hóa một cách rõ nét lộ trình làm chủ công nghệ vệ tinh của Việt Nam".

Vệ tinh MicroDragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Vệ tinh này cũng sẽ phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của không khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí quyển, thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất.

Đồng thời MicroDragon cũng sẽ thử nghiệm một số công nghệ vật liệu mới. Nhưng làm nên kết quả đó, không chỉ nhờ khoản đầu tư lớn chưa từng có cho một dự án khoa học công nghệ ở Việt Nam.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) đang là nơi qui tụ những nhà khoa học, những bạn trẻ đầy khát khao. "Thủ lĩnh" của họ, PGS.TS Phạm Anh Tuấn, hơn ai hết, là người luôn có niềm tin rằng người Việt Nam có đủ khao khát và năng lực để thực hiện ước mơ có những vệ tinh "Made in Việt Nam".

Lịch sử hình thành của ngành công nghệ vũ trụ Việt Nam phải kể từ khi Anh hùng Phạm Tuân là người châu Á đầu tiên du hành trong vũ trụ vào năm 1980. Tới năm 2006, Thủ tướng đã phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020" trong đó có nội dung quan trọng là chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất "Made in Vietnam".

Đếm ngược giờ phóng vệ tinh MicroDragon tại Jaxa - Ảnh: Thanh Hà

Năm 2006, qua trao đổi quốc tế, TS Phạm Anh Tuấn gặp được giáo sư nổi tiếng về cơ điện tử và công nghệ vũ trụ người Mỹ Robert H. Bishop. Giáo sư Bishop tư vấn không nên làm vệ tinh lớn ngay, mà nên đi từng bước và làm loại vệ tinh 1kg để bắt đầu. Khi đó, ở Việt Nam cũng chưa ai làm vệ tinh.

Đó là những ngày đầu, ông Tuấn và cộng sự tìm đường đi học hỏi, nghiên cứu công nghệ chế tạo vệ tinh. Các trường ĐH ở Mỹ không tiếp nhận sinh viên nước ngoài đến học về vệ tinh.

Tới năm 2007, ông Tuấn cùng các đồng nghiệp hợp tác với Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để khởi động dự án vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon. Đây được coi là bước đi đầu tiên cho quá trình phát triển vệ tinh của Việt Nam.

Một năm sau, phía Nhật đồng ý tiếp nhận 5 cán bộ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam sang đào tạo phát triển vệ tinh tại Trung tâm Vũ trụ Tsukuba thuộc JAXA, Nhật Bản. Nhưng kinh phí nhà nước cấp chỉ đủ cho 2 suất.

Ông Tuấn rút tiền túi tích cóp được sau những năm làm việc ở CHLB Đức ra bù thêm để đủ tiền cho 5 người cùng đi. Các bạn Nhật thuê hộ một cái nhà ở khu ký túc xá, anh em chúng tôi mượn nồi cơm điện của các bạn Nhật để tự nấu ăn cho tiết kiệm...

Trong số 5 người đi học ở Nhật năm 2008, trừ một người đã chuyển đi, 4 người còn lại đang là những cán bộ trụ cột của trung tâm. Có lẽ chính những ngày tháng vạn sự khởi đầu nan, cùng nhau chia sẻ ước mơ, khát vọng cũng như khó khăn đã tạo cho họ sự gắn kết và động lực để cùng nhau theo đuổi ước mơ có những vệ tinh "Made in Việt Nam".

Với ý tưởng ‘hãy bắt đầu từ chế tạo vệ tin nhỏ" của giáo sư Bishop, TS Tuấn và cộng sự tại Viện Công nghệ Vũ trụ bắt tay vào nghiên cứu, lắp ráp chế tạo được vệ tinh nhỏ chừng 1kg từ 600 triệu đồng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp để làm mô hình kỹ thuật vệ tinh cubesat đầu tiên.

Kết quả của nhóm được Chủ tịch Viện, GS.TS Châu Văn Minh cổ vũ. Ông Tuấn kể: "Anh Minh nói phải phóng lên chứ, vệ tinh kỹ thuật nằm một chỗ thì biết thế nào. Do đó, chúng tôi đề nghị cho mô hình bay.

Viện Hàn lâm KHCN VN cho VNSC hai năm 2009-2010 để nghiên cứu làm mô hình bay, hơn một năm sau thì chúng tôi làm xong. Năm 2011, VNSC được thành lập để quản lý, thực hiện và tiếp nhận dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc.

Tới năm 2013, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon do các cán bộ VNSC nghiên cứu, chế tạo đã trở thành vệ tinh "Made in Vietnam" đầu tiên hoạt động thành công trong quỹ đạo không gian. Nhờ kết quả này mà thuyết phục được nhiều người ủng hộ, có đối tác đồng ý hợp tác.

"Trong quá trình làm PicoDragon, chúng tôi đã từng bước suy nghĩ và hình thành lộ trình phát triển vệ tinh của Việt Nam theo cách làm từng bước là Pico (1kg), Nano (4 kg), Micro (50 kg) và tới năm 2022 làm LOTUSat-2 (600 kg) tại Việt Nam.

Đích cuối cùng là vệ tinh LOTUSat-2 sẽ được lắp ráp, thiết kế hoàn toàn tại Việt Nam và phóng lên vào 2022, chính thức đánh dấu mốc Việt Nam làm chủ hoàn toàn công nghệ chế tạo vệ tinh"- PGS.TS Phạm Anh Tuấn chia sẻ niềm tin.

Theo Tạp chí Điện tử

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

Thành lập Chi hội Vô Tuyến - Điện tử Trường Đại học Điện lực

Thành lập Chi hội Vô Tuyến - Điện tử Trường Đại học Điện lực

VJISAP 2024: Hội thảo khoa học Quốc tế về Ăng-ten và Truyền sóng Việt Nam - Nhật Bản chính thức khai mạc

VJISAP 2024: Hội thảo khoa học Quốc tế về Ăng-ten và Truyền sóng Việt Nam - Nhật Bản chính thức khai mạc

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế về Anten và Truyền sóng

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế về Anten và Truyền sóng

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

Giải vô địch Ngôi sao Yoga quốc tế YSK 2024 được tổ chức tại Singapore

Giải vô địch Ngôi sao Yoga quốc tế YSK 2024 được tổ chức tại Singapore

REV-ECIT 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 tới đây

REV-ECIT 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 tới đây

Tin mới cập nhật

Keysight và AMD tái định nghĩa đo đối chuẩn hiệu năng hạ tầng đám mây và biên mạng

Keysight và AMD tái định nghĩa đo đối chuẩn hiệu năng hạ tầng đám mây và biên mạng

Đài Loan công bố kế hoạch đào tạo bán dẫn miễn phí cho sinh viên Việt Nam

Đài Loan công bố kế hoạch đào tạo bán dẫn miễn phí cho sinh viên Việt Nam

Samsung biến 'mỗi giờ xem TV đều là giờ Trái Đất'

Samsung biến 'mỗi giờ xem TV đều là giờ Trái Đất'

Innodisk sẽ trình diễn tích hợp AI tại biên (EdgeAI) tại sự kiện NVIDIA GTC

Innodisk sẽ trình diễn tích hợp AI tại biên (EdgeAI) tại sự kiện NVIDIA GTC

Tình hình tài chính và khó khăn của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam

Tình hình tài chính và khó khăn của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam

Giải mã xu hướng bảo mật OT tại FORTINET APAC OT Security Summit 2024

Giải mã xu hướng bảo mật OT tại FORTINET APAC OT Security Summit 2024

Lenovo Tab M11: tablet cho học tập và giải trí

Lenovo Tab M11: tablet cho học tập và giải trí

Làm thế nào để cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng?

Làm thế nào để cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng?

Keysight hỗ trợ triển khai các đổi mới sáng tạo về Massive MIMO cho Open RAN

Keysight hỗ trợ triển khai các đổi mới sáng tạo về Massive MIMO cho Open RAN

Vai trò trọng yếu của POS trong duy trì hoạt động bán lẻ liền mạch

Vai trò trọng yếu của POS trong duy trì hoạt động bán lẻ liền mạch

EVN được thực hiện việc tăng giá điện

EVN được thực hiện việc tăng giá điện

Samsung ra mắt Galaxy S24 Ultra bản đặc biệt, giới hạn 2.000 chiếc

Samsung ra mắt Galaxy S24 Ultra bản đặc biệt, giới hạn 2.000 chiếc

Tin đọc nhiều

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

Top 10 công ty lọt vào vòng chung kết Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

MWC 2024: Samsung ra mắt thiết bị chăm sóc sức khỏe dạng nhẫn đeo tay

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Sự khác biệt của MWG trong năm 2023 và 2024 là gì?

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

Việt Nam tìm ra đại diện tham dự chung kết cuộc thi robot thế giới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

MWC 2024: Huawei giới thiệu loạt sản phẩm & công nghệ mới

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Bộ Công an có thêm 2 thứ trưởng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

Chân dung tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng

PVOIL Cup 2021 - Nơi hội tụ của 77 niềm đam mê 'xế cưng'

PVOIL Cup 2021 - Nơi hội tụ của 77 niềm đam mê 'xế cưng'

EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3

EVN phấn đấu đến năm 2025 dịch vụ khách hàng điện đạt nhóm ASEAN 3

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021

Video xem nhiều

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Đại học Miami tạo ra cảm biến chất lượng không khí phát hiện Covid-19

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Ford F-150 Lightning 2022 ra mắt: Bán tải chạy điện giá khởi điểm chưa đến 40 nghìn USD

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Thông điệp lan tỏa mùa dịch COVID-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Clip: Khuyến cáo đối với người lao động, người làm việc, người bán hàng tại khu dịch vụ trong dịch Covid-19

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

Cỗ xe lai phản lực tăng tốc từ 0 - 1010 km/h trong 50 giây tham vọng phá kỷ lục thế giới

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

“Rắn tiên tri” dự đoán đội tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Pretzel - Bánh quy cây: Biểu tượng văn hoá châu Âu với nhiều tranh cãi về nguồn gốc

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Làm thế nào để nâng cao tương tác giữa loa và phòng nghe hiệu quả

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Trực tiếp: Apple ra mắt Iphone 11 tại Cupertino, California, Mỹ

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Chiếc điều hòa cá nhân này của Sony là tất cả những gì bạn cần để sống sót qua mùa hè nóng nực

Những gì bạn muốn biết về 5G

Những gì bạn muốn biết về 5G

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?

Bàn về tầm nhìn và các trụ cột của công nghệ thông tin di động 6G
04/03/2022
Chip xử lý A15 Bionic của Apple có gì mới
15/09/2021
Sex Education mùa 3 được Netflix công chiếu vào 17/9
14/09/2021
iPhone 13 không thay đổi nhiều về ngoại hình, camera được nâng cấp mạnh
13/09/2021
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13 và Apple Watch 7
10/09/2021
VNEID của Bộ Công an khác các ứng dụng đang được vận hành?
10/09/2021
'Cái tôi' thời 4.0 và tính hai mặt của mạng xã hội
04/09/2021
'Muôn màu' cảm xúc của trẻ trong ngày khai giảng online
24/08/2021
Chủ tịch Chu Ngọc Anh giải toả 'ách tắc' về Giấy đi đường cho người dân Thủ đô
10/08/2021
Hàng loạt Macbook M1 tự dưng vỡ màn hình, Apple có đồng ý bảo hành?
02/08/2021
6 bộ phim hay nhất để xem trên VieON
29/01/2021
Bắc Ninh: Không ký kết triển khai dự án Owifi 5G với CSE Singapore
27/06/2020
Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót
27/06/2020
Wefinex - Mô hình hoạt động đa cấp "đội lốt" đầu tài chính trên mạng internet
10/06/2020
Khai trừ MISA khỏi Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam
27/05/2020
Chuyển đổi số - Nên hiểu như thế nào cho đúng
25/05/2020
Chống thất thu thuế là thách thức lớn đối với nền kinh tế số
29/04/2020
Cách chuyển tập tin sang máy tính mới
10/11/2019
VNPT, MobiFone, VTC sẽ hoàn thành cổ phần hóa trước năm 2021
20/08/2019
5G thay đổi tương lai của bạn như thế nào?
26/07/2019
Nhận diện hành vi lừa đảo trên không gian mạng
25/07/2019
Truyền hình OTT - Hướng đi mới của các “nhà Đài”
24/07/2019