Việt Nam hỗ trợ Trung Quốc 100.000 USD để khắc phục thiên tai
Xuất phát từ tình hữu nghị truyền thống và tinh thần tương trợ giữa hai nước, Việt Nam quyết định ủng hộ giúp đỡ Chính phủ, nhân dân Trung Quốc với số tiền là 100.000 USD nhằm khắc phục hậu do quả động đất, lũ lụt gây ra.
- Gạo ST25 của Việt Nam được trao giải gạo ngon nhất thế giới
- Cảnh báo giật mình: Ô nhiễm ánh sáng khiến côn trùng tuyệt chủng
- Thế giới vinh danh 3 trung tâm điều trị đột quỵ của Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, quyết định ủng hộ 100.000 USD của Chính phủ Việt Nam xuất phát từ tình hữu nghị truyền thống và tinh thần tương trợ lẫn nhau giữa hai nước, để giúp Chính phủ, nhân dân Trung Quốc khắc phục hậu quả lũ lụt, động đất.
Trước đó, trong tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã điện đàm, thăm hỏi Trung Quốc về tình hình mưa lũ. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện thăm hỏi tới Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Kể từ tháng 6 vừa qua, mưa liên tục trút xuống phần lớn các khu vực ở miền Nam Trung Quốc khiến mực nước ở nhiều sông hồ trong các khu vực bị ảnh hưởng đã vượt quá mức cảnh báo. Mưa lớn đã phá hủy hơn 17.000 ngôi nhà, gây thiệt hại kinh tế gần 6 tỷ USD, khiến hàng trăm người thiệt mạng hoặc mất tích, ảnh hưởng gần 20 triệu người sinh sống tại các tỉnh dọc theo sông Trường Giang, trong đó có hàng chục nghìn người phải di dời chỗ ở khẩn cấp.
Các tỉnh thành miền trung như Vũ Hán, An Huy, Giang Tây và Chiết Giang hôm 17/7 đã nâng cảnh báo lên mức đỏ, khi mưa lớn đã khiến nước trên các sông hồ tràn bờ. Vũ Hán, thành phố nằm bên sông Trường Giang và là nơi đầu tiên trên thế giới bùng phát đại dịch COVID-19, vừa cảnh báo người dân thận trọng khi mực nước đang tiến nhanh lên mức tối đa có thể bảo đảm an toàn.
Lực lượng chức năng đang cố gắng hết sức cứu trợ cho người dân. (Ảnh Tuân Nghĩa)
Nước ở hồ chứa của đập thủy điện Tam Hiệp đang cao hơn 15m so với mức cảnh báo, với tốc độ chảy vào đạt hơn 61.000m3/s. Nước ở hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc ở tỉnh Giang Tây, đang cao hơn 2,5m so với mức cảnh báo. Hồ đã mở rộng hơn 2.000km2 trong mùa lũ và một số khu vực dân cư xung quanh đã bị ngập.
Một ngôi làng ở phía Đông tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. (Nguồn: AP)
Lâu nay, “một trong những biện minh chính cho đập Tam Hiệp là khả năng kiểm soát lũ lụt, nhưng chưa đầy 20 năm sau khi hoàn thành, chúng ta có trận nước lũ cao nhất trong lịch sử”, ông David Shankman, nhà địa lý học của Đại học Alabama chuyên nghiên cứu về lũ lụt Trung Quốc, nói với Reuters. Vị chuyên gia này thẳng thắn nhận định, thực tế này đã chứng minh con đập không thể ngăn chặn những thảm họa nghiêm trọng như vậy.
"Với nhận thức muộn màng, tôi nghĩ rằng, tất cả những chuyên gia phản đối việc xây dựng đập Tam Hiệp đều đúng", Zhang Jianping, một nhà hoạt động ở Giang Tô nói. Theo quan điểm của người này, kể từ khi nó được xây dựng, đập Tam Hiệp chưa bao giờ đóng vai trò ngăn chặn lũ lụt hay hạn hán, như chúng tôi được biết trước đó".
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận