Chứng khoán phiên sáng ngày 12/8: Giao dịch cầm chừng, VN-Index lửng lơ trên tham chiếu
Sau phiên điều chỉnh nhẹ ngày 11/8, thị trường đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trong phiên giao dịch sáng ngày 12/8. Tuy nhiên, biên độ tăng tại VN-Index đã bị thu hẹp đáng kể do áp lực bán xuất hiện từ nhiều nhóm cổ phiếu.
- 100% thông tin thiết yếu sẽ được phổ biến đến người dân vào năm 2025
- "Ăn cắp" gần 25 tỷ tiền điện tại một công ty cơ khí mang tên "Mỹ Đồng"
- Bà Nguyễn Thị Lam Hồng lần thứ 2 bị xử phạt liên quan đến giao dịch cổ phiếu PHR.
Ảnh minh họa.
Sau vài phiên hoảng loạn cuối tháng 7 khi có thông tin dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở Đà Nẵng, tâm lý nhà đầu tư nhanh chóng bình tâm trở lại, giúp thị trường có chuỗi hồi phục từ đầu tháng 8 với 6 phiên tăng liên tiếp, trước khi có điều chỉnh nhẹ hôm 11/8. Sau đó, thị trường đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trong phiên hôm nay (12/8).
Tuy nhiên, ngoại trừ 3 phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8, các phiên còn lại từ 6/8 đến nay diễn ra khá trầm với biên độ dao động của VN-Index hẹp, thanh khoản không lớn.
Sự thận trọng của nhà đầu tư cả bên bán và bên mua khiến thị trường lình xình trong 1 tuần qua. Bên bán không hoảng loạn như lần bùng phát dịch Covid hồi tháng 3, trong khi bên mua chưa mạnh dạn giải ngân mà giữ tiền chờ cơ hội.
Bước vào phiên sáng nay, tâm lý này tiếp tục duy trì khiến diễn biến thị trường không có nhiều thay đổi, vẫn là sự lình xình trong biên độ hẹp với thanh khoản ở mức trung bình. Số mã tăng giảm trên sàn khá cân bằng và thanh khoản không có mã nào quá vượt trội.
Diễn biến lình xình của thị trường diễn ra trong suốt phiên sáng và VN-Index đóng cửa ít thay đổi.
Kết phiên, VN-Index tăng 1,25 điểm (0,15%) lên 844,33 điểm; toàn sàn có 149 mã tăng, 196 mã giảm và 77 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,46 điểm (-0,4%) xuống 115,84 điểm; toàn sàn có 70 mã tăng, 63 mã giảm và 42 mã đứng giá; UpCOM-Index tăng 0,04 điểm (0,07%) lên 56,56 điểm.
Tại VN-Index, rổ VN30 tạm dừng chân với 13 mã tăng, 14 mã giảm và 3 mã đứng giá trong đó MBB là mã dẫn đầu sắc xanh khi tiến 1,8%. Theo sau là POW và BID với mức tăng lần lượt 1,6% và 1,2%. Ở chiều ngược lại, ROS giảm 1,3%, EIB giảm 1.2%,...
Diễn biến phân hóa quay trở lại với nhóm cổ phiếu ngân hàng. Ở chiều tăng điểm BVB là mã có mức tăng cao nhất khi tăng 5,9%, VIB tăng 1,5%, CTG tăng 0,6%. Ở chiều giảm điểm, LPB và NVB cùng giảm 1,1%, SHB giảm 0,8%, HDB giảm 0,4%, VCB giảm 0,2%,...
Diễn biến tương tự cũng xuất hiện tại nhóm bất động sản, DRH hiện giảm 1,5%, VPH giảm 1,4%, NVL giảm 0,8%, DPG giảm 0,4%, VHM giảm 0,4%,…
Ở chiều ngược lại, EVG tiếp tục là điểm sáng trong nhóm này khi tăng trần 6,8% cùng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 2,5 triệu đơn vị. Theo sau lần lượt là DIG tăng 2,8%, HAR tăng 1,4%, HDG tăng 1%, CRE và TCH cùng tăng 0,5%,…
Tại nhóm chứng khoán, hai mã đầu ngành là SSI và HCM đều đang chịu sự điều chỉnh với mức giảm lần lượt 1% và 1,1%.
Thiết bị điện hiện đang là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng hơn 1,35%.
Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đang là ngành có mức giảm mạnh nhất với mức giảm 2,24%.
Thanh khoản thị trường vẫn tương đương phiên sáng hôm trước với tổng khối lượng giao dịch đạt 193 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch ở mức gần 3.000 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng hơn 30 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 1 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu DXG và VHM trên sàn HOSE. TKU và DNM là hai mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận