Cổ phiếu "hệ sinh thái" FLC tăng mạnh vì sao?
Hiệu ứng tăng giá của nhóm cổ phiếu FLC trở lại sau khi ông Trịnh Văn Quyết tuyên bố sẽ niêm yết Bamboo Airways lên sàn HSX hoặc HNX vào quý 3 tới, mức giá khởi điểm dự kiến là 60.000 đồng/cổ phiếu.
- Bán tiếp 5 triệu cổ phiếu ROS, có thể ông Quyết sẽ rời khỏi FLC Faros?
- Tiếp tục bán 11 triệu cổ phiếu ROS, ông Trịnh Văn Quyết không còn là cổ đông lớn tại FLC Faros
- Chứng khoán phiên sáng 23/10: VIC, VHM và "họ FLC" nổi sóng
Tại ngày chốt danh sách sở hữu của Bamboo Airways, FLC tuy không còn đóng vai trò công ty mẹ nhưng vẫn là cổ đông lớn nhất của hãng bay này. Cổ đông lớn thứ hai là ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC - đồng thời cũng là Chủ tịch Bamboo Airways và kế đến là Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros.
Trong vài ngày gần đây thị trường "dậy sóng" với các mã cổ phiếu trong hệ sinh thái FLC.
Cụ thể, FLC nắm 413,7 triệu cổ phần tương ứng chiếm tỷ lệ 39,4%. Ông Trịnh Văn Quyết nắm trên 372 triệu cổ phần tương ứng tỷ lệ 35,43% và FLC Faros nắm 8,57%.
Được biết, hiện tại khối tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết thông qua ART, FLC, GAB và ROS vào khoảng 3.227 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu BAV lên sàn như dự kiến thì tài sản của ông Trịnh Văn Quyết sẽ có thêm 19.620 tỷ đồng và có cơ hội trở thành "tỷ phú USD" một lần nữa.
Trở lại với thị trường chứng khoán, VN-Index trong đầu phiên sáng nay (22/3) đã có lúc chạm tới 1.200 điểm; tuy nhiên ở mốc này, nhà đầu tư lại đua chốt lời và khiến chỉ số rung lắc trong suốt thời gian còn lại, đóng cửa tại 1.194,43 điểm, tăng nhẹ 0,38 điểm tương ứng tăng 0,03%.
Cổ phiếu VN30 hôm nay bị "đạp" khá mạnh và chỉ số ghi nhận giảm 4,82 điểm tương ứng 0,4% còn 1.198,54 điểm. Trong khi đó, trên sàn HNX, HNX-Index giảm 2,86 điểm tương ứng 1,03% còn 274,84 điểm. UPCoM-Index cũng giảm 0,2 điểm tương ứng 0,25% còn 81,28 điểm.
Toàn thị trường phiên đầu tuần có 473 mã giảm giá, 12 mã giảm sàn và con số này cách biệt không đáng kể so với 465 mã tăng, 69 mã tăng trần.
Trong khi nhiều cổ phiếu VN30 chịu áp lực chốt lời và giảm giá thì dòng tiền tiếp tục hướng vào nhóm cổ phiếu penny. Chỉ số VNSML-Index tăng mạnh 10,87 điểm tương ứng 0,85% lên 1.296,41 điểm.
Cụ thể, trong phiên 22/3, cổ phiếu FLC tăng kịch trần lên 8.580 đồng/cổ phiếu và giao dịch cực mạnh. Mã này được khớp lệnh gần 46 triệu cổ phiếu và đến hết phiên vẫn còn chất lệnh mua trần. Dư mua giá trần tại mã này lên tới 32,8 triệu đơn vị.
Trong đó duy chỉ có GAB là chiều hướng giảm nhẹ.
Không chỉ FLC mà trong "hệ sinh thái" FLC, ngoại trừ GAB giảm nhẹ 0,2% thì các mã cổ phiếu hầu hết đều tăng rất mạnh.
KLF tăng trần lên 3.400 đồng, khớp lệnh 21,6 triệu cổ phiếu, trắng bên bán. ART tăng trần lên 6.900 đồng, khớp lệnh 9,2 triệu cổ phiếu, trắng bên bán. ROS tăng trần lên 4.300 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 44,7 triệu cổ phiếu, trắng bên bán.
Bên cạnh đó, AMD suýt chạm trần, tăng 6,4% lên 3.670 đồng/cổ phiếu; khớp lệnh 6,6 triệu đơn vị; HAI tăng 5,6% lên 3.800 đồng, khớp lệnh trên 7,2 triệu đơn vị.
Không chỉ có nhóm FLC, hàng loạt mã cổ phiếu khác như DAH, HAP, TLD, VNE, DXV, HCD, SMC, TNT cũng tăng trần.
Do chỉ tiêu doanh thu bất động sản sau kiểm toán được rà soát và điều chỉnh tăng 3% tương ứng tăng 115,7 tỷ đồng nên làm cho lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 38,7% so với lợi nhuận sau thuế TNDN trên Báo cáo trước kiểm toán.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 biến động trên 10% so với năm 2019. Do năm 2020 doanh thu bất động sản tăng 17,5% nhưng giá vốn cao nên lợi nhuận gộp tăng 59,7%, vì vậy lợi nhuận sau thuế TNDN giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận