Grab tiếp tục rót hàng trăm triệu USD, taxi truyền thông của Việt Nam sẽ ra sao?
Trong kế hoạch mới được Grab công bố, thị trường Việt Nam sẽ tiếp nhận khoản đầu tư hàng trăm triệu USD để mở rộng thị trường cho ứng dụng đặt xe này qua đó sẽ càng làm gia tăng lên áp lực cho các hãng taxi truyền thống.
- Taxi truyền thống đứng trước nguy cơ bị "khai tử"
- Sau 2 năm thí điểm mô hình kinh doanh "taxi điện tử" bây giờ ra sao?
Công ty cung cấp dịch vụ đặt xe trực tuyến Grab, có trụ sở tại Singapore, dự định đầu tư "vài trăm triệu USD" vào Việt Nam, nơi mà doanh nghiệp này coi là thị trường tăng trưởng chủ chốt tiếp theo của họ, chỉ vài tuần sau khi Grab công bố kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Indonesia.
Kế hoạch đầu tư nói trên của Grab là minh chứng mới nhất về cam kết tăng cường mở rộng hoạt động đầu tư của một thương hiệu hàng đầu khu vực vào Việt Nam - một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Ngoài ra, điều này cũng cho thấy “sự nóng lòng” sử dụng nguồn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh của Grab, vốn đã huy động hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư.
Chủ tịch Grab Ming Maa cho hay, doanh nghiệp này rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Theo ông Ming Maa, cũng như Indonesia, nhiều người tiêu dùng thuộc giới trẻ và tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động và các trang web để tiếp cận và sử dụng nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Ông Ming Maa cho hay Grab dự định đầu tư vài trăm triệu USD về phát triển hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, song không cung cấp chi tiết về kế hoạch đầu tư này.
Grab và đối thủ Go-Jek, có trụ sở tại Indonesia, đang phát triển từ các nhà cung cấp dịch vụ đặt xe trực tuyến thành doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng như thanh toán, giao đồ ăn, hậu cần và đặt phòng khách sạn ở khu vực Đông Nam Á. Grab - có ứng dụng được hơn 160 triệu thiết bị di động ở 8 quốc gia tải về - cho biết kế hoạch đầu tư vào Indonesia là nhằm xây dựng một mạng lưới vận tải thế hệ tiếp theo và làm thay đổi đáng kể cách thức cung cấp các dịch vụ quan trọng như dịch vụ y tế.
Cũng theo ông Ming Maa, Việt Nam hiện đứng thứ ba hoặc thứ tư trong số các thị trường hàng đầu của Grab. Năm 2018, Grab đã hợp tác với công ty tài chính công nghệ Moca (Việt Nam) để cung cấp dịch vụ ví điện tử. Trong khi đó, cũng trong năm 2018, Grab cũng thành lập một liên doanh với Credit Saison, một công ty thẻ tín dụng Nhật Bản, để cung cấp tín dụng và các hoạt động phân tích tín dụng cho ngưởi tiêu dùng và các doanh nghiệp siêu nhỏ trên toàn khu vực Đông Nam Á.
Grab hiện có hơn 4,5 triệu tài xế đang hoạt động ở khu vực Đông Nam Á và dự định tăng gấp đôi doanh thu lên 2 tỷ USD trong năm 2019. Theo công ty phân tích dữ liệu và thị trường App Annie, Grab là công ty có ứng dụng đặt xe trực tuyến được tải xuống nhiều nhất tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1-7/2019.
Theo Tạp chí Điện tử/Reuters
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận