Hải Phát Invest dùng cổ phiếu để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay trái phiếu
Các khoản vay trái phiếu của Hải Phát Invest chịu lãi suất chủ yếu ở mức 10,5-11%/năm. Các khoản vay trái phiếu này đều được đảm bảo bằng cổ phiếu. Tổng các khoản vay trái phiếu đảm bảo bằng cổ phiếu của Hải Phát Invest tại thời điểm cuối năm 2021 lên tới gần 2.416 tỷ đồng.
- Bộ Tài chính chỉ đạo để 'hạ nhiệt' thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp "nóng lạnh" thất thường
- Bộ Tài chính: Không nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao
70% nợ là trái phiếu với hàng nghìn tỷ được đảm bảo bằng cổ phiếu
Tại thời điểm 31/03/2022, tổng nợ của Hải Phát Invest là 6.743 tỷ đồng – tăng 691 tỷ đồng tương đương 10,2% so với thời điểm cuối năm. Trong đó, nợ ngắn hạn và dài hạn bằng trái phiếu là 4.610 tỷ đồng, chiếm tới gần 70% tổng nợ và tăng 16,5% so với thời điểm cuối năm 2021.
Tại thời điểm 31/12/2021, tổng dư nợ trái phiếu của Hải Phát Invest là 3.957 tỷ đồng, tăng gần 132% so với cuối năm 2020. Trong đó, số phải trả trong vòng 12 tháng là 1.788 tỷ đồng.
Theo Thuyết minh từ BCTC thì tùy từng khoản vay, Hải Phát Invest chịu điều kiện trả lãi 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần. Giới đầu tư đánh giá việc này sẽ gây áp lực trả lãi lớn lên Hải Phát trong thời gian tới, trong khi việc dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo đang gặp rủi ro rất lớn bởi vì giá cổ phiếu HPX đã giảm hơn 30% kể từ đỉnh.
Giai đoạn cổ phiếu HPX “thăng hoa” nhất cũng chính là giai đoạn mà doanh nghiệp này phát hành trái phiếu dồn dập. Giá cổ phiếu giảm tương đương với việc giá trị tài sản đảm bảo giảm mạnh, các khoản vay nói trên sẽ phải bổ sung tài sản đảm bảo.
Khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị kiểm soát chặt chẽ hơn, việc phát hành trái phiếu mới để đảo nợ của Hải Phát Invest sẽ rất khó khăn.
Trong khi đó, vấn đề thanh khoản của Hải Phát Invest đang gặp nhiều vấn đề.
Quý 1/2022, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty là âm 417 tỷ đồng - tăng đáng kể so với con số âm 355 tỷ đồng ghi nhận vào năm 2021. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là âm 284 tỷ đồng - tăng mạnh so với mức âm 147 tỷ đồng ghi nhận trước đó.
Đáng chú ý nhất chính là việc Hải Phát Invest phải vay ngân hàng để thanh toán lương thưởng cho người lao động. Cụ thể, tại thời điểm cuối Quý I/2022, Hải Phát Invest còn khoản vay trị giá hơn 8 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) – Chi nhánh Sở Giao dịch 3. Đây là khoản vay ngắn hạn, có lãi suất tại thời điểm giải ngân là 7,15%/năm.
Hải Phát Invest cũng vay ngắn hạn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh Đô Thành với hạn mức cấp tín dụng 20 tỷ đồng; thời hạn vay không quá 6 tháng; lãi suất 6,5%. Cả hai khoản vay của Hải Phát Invest tại MB Bank và Vietinbank đều có cùng một mục đích vay là thanh toán lương thưởng.
Tình hình kinh doanh sa sút giải thích phần nào tình hình gặp áp lực về dòng tiền của Hải Phát. Tại thời điểm cuối Quý I/2022, chỉ tiêu hàng tồn kho của Hải Phát Invest là 3.947 tỷ đồng - tăng chỉ 4% so với hồi đầu năm, còn chi phí xây dựng cơ bản dở dang chỉ là 97 tỷ đồng.
Các dự án của Hải Phát Invets hiện cũng đang gần như đóng băng khi chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại dự án Đồng Quang và dự án 400m2 phường Phú Hài (TP. Phan Thiết, Bình Thuận) đứng im ở mức 28,6 tỷ đồng và 5,9 tỷ đồng; tại dự án Tây Nam An Khánh, Tân Tây Đô và dự án An Bình (Cần Thơ) tăng rất nhẹ, lần lượt từ 2,7 tỷ đồng lên 3 tỷ đồng, từ 50,15 tỷ đồng lên 50,2 tỷ đồng và từ 5 tỷ đồng lên 6,4 tỷ đồng.
Quý này, Hải Phát Invest lỗ gộp 536 triệu đồng và được cứu cánh nhờ hoạt động tài chính, dù vậy lợi nhuận sau thuế vẫn giảm 70% so với cùng kỳ năm trước.
Trước khi bị cơ quan quản lý “siết” lại như thời gian qua thì năm 2020, 2021 là những năm bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp bất động sản, xây dựng là những đơn vị phát hành trái phiếu “tích cực” nhất. Do đặc thù hoạt động cần nguồn vốn trung, dài hạn lớn, việc các doanh nghiệp này huy động vốn từ kênh trái phiếu thay vì quá lệ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng là điều đáng mừng. Nhưng rõ ràng, việc cơ quan quản lý đưa ra chính sách kiểm soát chặt chẽ, nghiêm khắc hơn là có lý do.
Một trong những rủi ro lớn hình thành từ sự bùng nổ của thị trường trái phiếu là việc dùng cổ phiếu để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay trái phiếu. Đơn cử như trường hợp của CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, mã chứng khoán HPX) nêu trên
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận