Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại các ngân hàng mới nhất
Không khí trầm diễn ra ở toàn hệ thống ngân hàng, chỉ có một vài ngân hàng thay đổi biểu lãi suất nhưng với tỷ lệ không nhiều.
- "Nóng" cuộc đua giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua
- Cập nhật lãi suất ngân hàng SHB tháng 5/2020
Tại kỳ điều chỉnh ngày 06/05, BaoVietBank giảm nhẹ từ 0.1-0.2 điểm phần trăm ở lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm còn 5.8%/năm, 9 tháng giảm còn 5.9%/năm và 12 tháng giảm còn 6.3%/năm.
Kienlongbank (KLB) cũng giảm nhẹ 0.1 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng và trên 12 tháng. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 6 tháng còn 5.6%/năm, 9 tháng còn 5.9%/năm, trên 12 tháng còn 6.75%/năm.
Ở chiều ngược lại, 2 ngân hàng tăng nhẹ biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm là VIB và SHB. VIB tăng nhẹ 0.1 điểm phần trăm ở một số kỳ hạn. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng tăng lên 5.3%/năm, 9 tháng là 5.4%/năm và trên 12 tháng là 6.2%/năm.
So với kỳ trước, SHB tăng từ 0.1-0.5 điểm phần trăm tại kỳ điều chỉnh ngày 04/05. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3.7%/năm, 6 tháng tăng lên 5.2%/năm, 12 tháng là 5.6%/năm.
Tính đến ngày 06/05, ngoại trừ SCB áp dụng mức lãi suất cho số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên, ở kỳ hạn 12 tháng, Kienlongbank và VietABank là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất với 6.5%/năm. Xếp ngay đó là NCB và BaoVietBank với mức 6.4%/năm và 6.3%/năm.
Ở kỳ hạn 6 tháng, NCB áp dụng mức lãi suất cao nhất 6.05%/năm, kế đến là VietABank và Nam A Bank với 6%/năm.
Trong báo cáo gần đầy nhất, CTCK SSI dự đoán mặt bằng lãi suất sẽ giữ ổn định ở mức thấp trong quý 2/2021 do thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn khá dồi dào.
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp trở lại như hiện nay, cầu tín dụng có thể bị ảnh hưởng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng sẽ kiên định mục tiêu giữ lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
Trong khi đó, HSBC cho biết lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm 2021 dự kiến khoảng 3%. Việc duy trì tỷ lệ lạm phát dưới mức 4% sẽ tạo điều kiện để NHNN giữ vững quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và phù hợp trong suốt năm 2021 và mặt bằng lãi suất đầu vào và đầu ra sẽ không có biến động lớn.
Kết quả cuộc điều tra về xu hướng kinh doanh quý 2/2021 do Vụ Dự báo Thống kê thuộc NHNN Việt Nam thực hiện mới đây cũng cho thấy, hệ thống TCTD tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ giá bình quân sản phẩm dịch vụ (lãi suất biên và phí dịch vụ) trong quý 1/2021 và dự kiến giảm trong cả năm 2021.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận