Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 19/1: Thị trường tiếp tục giảm mạnh
Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 19/1, những hệ luỵ xấu từ các động thái của FLC và Tân Hoàng Minh vẫn bao trùm lên thị trường khiến VN-Index có thể sẽ tiếp tục chìm sâu trong phiên giao dịch tới đây.
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 17/1: Thị trường tiếp tục 'ngập tràn' sắc đỏ
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 14/1: VN-Index thu hẹp 'vùng đỏ' trên bảng điện tử
- Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều 13/1: VN-Index trở lại xu thế hồi phục
Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều của VN-Index
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/1, VN-Index tiếp tục trạng thái giằng co với mẫu hình nến gần giống High Wave Candle. Đường SMA 100 ngày và vùng đỉnh cũ tháng 7/2021 (tương đương vùng 1,400-1,420 điểm) sẽ là hỗ trợ gần nhất của chỉ số này.
Khối lượng giao dịch khá thấp trong buổi sáng chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang khá thận trọng. Chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục rơi về gần vùng oversold. Chỉ báo MACD đã đánh mất mức 0 nên áp lực điều chỉnh sẽ có thể tiếp tục xuất hiện.
VN-Index đang bám sát đường Lower Band và dải Bollinger Bands đang mở rộng. Đây là một tín hiệu tiêu cực, nếu điều này không được cải thiện thì nhịp rung lắc sẽ còn tiếp diễn.
Phân tích kỹ thuật chứng khoán phiên chiều của HNX-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 19/1, HNX-Index tiếp tục lao dốc mạnh và phá vỡ luôn vùng hỗ trợ 410-420 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% và đường SMA 100 ngày). Đây là phiên thứ 3 liên tiếp xuất hiện mẫu hình nến Black Marubozu, qua đó cho thấy bên bán vẫn đang áp đảo tuyệt đối.
Bên cạnh đó, chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator vẫn đang duy trì đà giảm. Điều này chứng tỏ rủi ro tiếp tục điều chỉnh là vẫn còn.
Hiện tại, ngưỡng Fibonacci Retracement 50% (quanh mức 400 điểm) đang là hỗ trợ gần nhất cho HNX-Index. Nếu hỗ trợ này cũng bị phá vỡ thì HNX-Index sẽ chính thức đánh mất mức 400 điểm.
Chốt phiên giao dịch sáng 19/1, chỉ số VN-Index tăng 6,67 điểm (0,46%) lên 1.455,61 điểm. Toàn sàn có 223 mã tăng, 224 mã giảm và 49 mã đứng giá.
Chỉ số HNX-Index giảm 13,43 điểm (-3,19%) xuống 407,78 điểm. Toàn sàn có 80 mã tăng, 127 mã giảm và 42 mã đứng giá. UPCOM-Index tăng 0,07 điểm (-0,07%) lên 107,55 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh trên cả 3 sàn chỉ đạt 12.374 tỉ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE đạt 10.528 tỉ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng 200 tỉ đồng ở sàn HOSE trong phiên sáng.
Theo quan sát, sau khoảng 15 phút "chùng" xuống thử thách lực cầu và lực cầu cho thấy sức mạnh của bên mua thì thị trường chứng khoán xanh trở lại trên diện rộng.
Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp bất ngờ hồi phục và tăng mạnh, trong đó, KBC, TIP hay BCM được kéo lên mức giá trần. LHG tăng 6,5%, SZC tăng 3,7%, GVR tăng 3,1%, ITA,...
Song hệ lụy từ sự cố FLC và Tân Hoàng Minh vẫn khiến nhiều cổ phiếu bất động sản như DIG, CEO, CII, NBB, QCG, VPH,… tiếp tục giảm sàn.
Nhóm VN30 lâu nay đã điều chỉnh khá sâu đẩy VN30-Index về tiệm cận với VnIndex và phiên hôm nay, dòng tiền bắt đầu lựa chọn nhóm cổ phiếu VN30 cho danh mục. MSN chốt phiên sáng tăng 4,6%; PDR tăng 4%; SSI, POW, GVR đều đạt mức tăng trên 3%.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận