Thế giới Di động sắp bán 20% vốn tại Bách Hoá Xanh
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG - sàn HoSE) thông qua kế hoạch sắp xếp lại sở hữu và tăng vốn tại công ty con trong đó có phương án sẽ bán 20% vốn sở hữu tại Bách Hoá Xanh.
- Cổ đông chuỗi thương hiệu Thế giới di động MWG đăng ký thoái hơn 3 triệu cổ phiếu
- Bán thực phẩm cao bất thường giữa tâm dịch COVID-19 TP HCM - Bách Hoá Xanh nói gì?
- Quỹ ngoại Dragon Capital thay đổi tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động
Theo đó, Thế giới Di động dự kiến tăng vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh thêm 13.890 tỉ đồng, tương ứng mua thêm 1.389 triệu cổ phiếu với mục đích phục vụ kế hoạch kinh doanh và dự kiến triển khai trong tháng 5/2022.
Thêm nữa, công ty cũng thông qua việc chuyển nhượng 100% cổ phần của Công ty cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh (đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hóa Xanh) mà Công ty sở hữu cho Công ty cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh, tương ứng 1.279,5 triệu cổ phiếu với giá chuyển nhượng 12.825,3 tỉ đồng và triển khai trong tháng 5 và tháng 6/2022.
Giảm 20% sở hữu tại Bách Hoá Xanh là một phần trong kế hoạch cơ cấu láiowr hữu của Thế Giới Di động.
Như vậy, nếu giao dịch thành công, Thế giới Di động sẽ không sở hữu trực tiếp Công ty cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh mà sở hữu gián tiếp qua Công ty cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh.
Trước đó, vào giữa tháng 4, HĐQT của Thế giới Di động đã thông qua việc thành lập công ty con là Công ty cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh với vốn điều lệ 10 tỉ đồng. Công ty con này sẽ đặt trụ sở chính tại 128 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP HCM.
Như vậy, CTCP Công nghệ và Đầu tư Bách Hoá Xanh sẽ là công ty mẹ của chuỗi Bách Hoá Xanh.
Trong Đại hội cổ đông năm 2022, CTCP Công nghệ và Đầu tư Bách Hoá Xanh dự kiến sẽ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư với tỉ lệ chào bán tối đa là 20%. Người mua là những đối tác, nhà đầu tư trong nước, trong khu vực hoặc trên thế giới (ngoại trừ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại Việt Nam). Thời gian hoàn tất giao dịch dự kiến là trong năm 2022 – 2023.
Mục đích của đợt phát hành riêng lẻ cổ phần tại Bách Hoá Xanh nhằm đầu tư tăng vốn cho chuỗi này để tập trung cho trung tâm phân phối, tài sản cố định, công nghệ, đầu tư kênh bán hàng online và và mở rộng chuỗi ra toàn quốc.
Quý I/2022, MWG ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 3.383,6 tỉ đồng, kỷ lục từ khi niêm yết
Theo đó, trong quý I/2022, Thế giới Di động ghi nhận doanh thu đạt 36.466,7 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.445,2 tỉ đồng, lần lượt tăng 18,3% và 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 22,8% về còn 22,3%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 15,7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 1.099,4 tỉ đồng lên 8.124,3 tỉ đồng; doanh thu tài chính tăng 23,1%, tương ứng tăng thêm 66,6 tỉ đồng lên 354,9 tỉ đồng; chi phí tài chính tăng 35%, tương ứng tăng thêm 53,5 tỉ đồng lên 206,3 tỉ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 17,7%, tương ứng tăng thêm 941,9 tỉ đồng lên 6.275,4 tỉ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp chủ yếu do chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có dấu hiệu tăng mạnh.
Trong năm 2022, Thế giới Di động đặt kế hoạch doanh thu 140.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 6.350 tỉ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 22,8% kế hoạch lợi nhuận năm.
Điểm đáng lưu ý, dòng tiền kinh doanh chính của công ty tiếp tục âm. Cụ thể, trong quý I/2022, dòng tiền kinh doanh chính âm 3.383,6 tỉ đồng so với cùng kỳ âm 1.625 tỉ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 2.438,6 tỉ đồng và dòng tiền tài chính dương 61,1 tỉ đồng.
Cổ phiếu MWG niêm yết trên sàn HOSE từ năm 2014 tới nay. Tính từ khi niêm yết tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục như quý đầu năm 2022. Trước đó, dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục là năm 2019 với giá trị âm 1.286 tỉ đồng.
Nguyên nhân dòng tiền âm chủ yếu do Công ty tăng tồn kho và giảm khoản phải trả trong kỳ.
Cụ thể, tính tới 31/3/2022, tồn kho tăng 11,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 3.420,7 tỉ đồng lên 32.587,9 tỉ đồng; phải trả người bán ngắn hạn giảm 12,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.471,6 tỉ đồng về 10.708,2 tỉ đồng và đây chính là hai khoản mục biến động dẫn tới dòng tiền âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay.
Tính tới 31/3, tổng tài sản của Thế giới Di động giảm 1% so với đầu năm về 62.370,6 tỉ đồng. Trong đó, tồn kho chiếm tỉ trọng lớn nhất, đạt 52,2% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 9.577,5 tỉ đồng, chiếm 15,4% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.669,3 tỉ đồng, chiếm 4,3% tổng tài sản và các tài sản khác.
Ngoài ra, tính tới cuối quý I/2022, tổng nợ vay ngắn hạn của Thế giới Di động là 24.485,6 tỉ đồng, chiếm tới 39,3% tổng nguồn vốn. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/5, cổ phiếu MWG tăng 2.200 đồng lên 133.000 đồng/cổ phiếu.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận