Thị trường chứng khoán ngày 17/01: Kết phiên sáng giằng co, châu Á tăng điểm
Về cuối phiên sáng, đà hưng phấn của thị trường bị giảm đi đáng kể và điều này khiến đà tăng của nhiều cổ phiếu trụ cột bị thu hẹp lại. Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước. Chứng khoán châu Á tăng sau lập kỷ lục mới của Phố Wall và thế giới.
- Các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm
- Dự báo thị trường chứng khoán tuần tới: Biến động khó lường dù có nhiều trợ lực đi lên
- Dự báo thị trường chứng khoán tuần tới: Giằng co dưới mốc 1.000 điểm chờ FED
Ảnh minh họa
Kết phiên sáng, trên sàn HoSE, VN-Index tăng 2,00 điểm tương đương 0,21% lên mức 976,31 điểm. Toàn sàn có 134 mã tăng giá, 150 mã giảm giá, 65 mã đứng giá tham chiếu.
Trên sàn HNX, HNX-Index giảm 0,26 điểm tương đương 0,25% xuống mức 104,05 điểm. Toàn sàn có 51 mã tăng giá, 54 mã giảm giá, 43 mã đứng giá tham chiếu.
Thị trường có phần rung lắc trở lại trong 1 tiếng giao dịch cuối phiên sáng khi cuộc chiến giữa bên mua và bên mua bán diễn ra. Song bên bán có phần chiếm ưu thế - một điều dễ hiểu khi thị trường đã có bùng nổ trong 5 phiên vừa qua nên tâm lý chung của nhà đầu tư hiện là chốt lời.
Rổ VN30 chỉ còn 11 mã tăng và tới 10 mã giảm, 9 mã đứng giá, trong đó hầu hết các mã đều chỉ dao dộng với biên độ dưới 1%, với trường hợp ngoại lệ đến từ VJC, VHM, EIB và CTD ở chiều tăng, ROS ở chiều giảm.
Diễn biến của VJC theo góc nhìn kỹ thuật là rất tích cực khi mã đã hình thành một xu hướng tăng ngắn hạn, đồng thời đã cho tín hiệu xác nhận việc bứt phá khỏi kênh sideway trong gần 3 tháng qua. Khả năng cao giá sẽ tiến đến test vùng 150.000-152.000 đồng trong thời gian tới.
CTD bất ngờ tạo tiếng vang khi từ 10h40 trở đi, mã này bắt đầu được đẩy giá, với điểm mấu chốt nằm trong vòng 10 phút giao dịch từ 10h55 tới 11h05 khi lượng cầu lớn gia nhập mã trong khoảng thời gian này. Cổ phiếu kết phiên sáng tăng hơn 5%, song đây chỉ mở ra cơ hội chốt lời cho các nhà đầu tư lướt sóng T+, chứ điểm mua mới thực sự vẫn chưa mở ra.
HNX-Index không được may mắn như VN-Index bởi đã rớt khỏi tham chiếu và dành hầu hết thời gian phiên sáng dưới mốc này. SHB, PHP và PGS là những tác nhân chính gây nên điều này, song nhờ vào lực đỡ từ VCS và CDN nên chỉ số tránh được tình trạng giảm sâu. Diễn biến giá ở mã VCS đã có phần ổn định trở lại và nhiều khả năng sẽ là trụ chính của HNX-Index trong thời gian tới.
Các nhóm ngành trên thị trường nhìn chung lại đang phân hóa hoặc bị sắc đỏ xâm chiếm, điển hình như bất động sản dân dụng và khu công nghiệp, dệt may, thủy sản,… cho thấy động lực chủ yếu trên thị trường đang phụ thuộc vào các ông lớn từ nhóm Large Cap.
Sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2,08%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1,63%.
Khối ngoại mua ròng gần 22 tỷ đồng trên sàn HOSE và 0,22 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung chủ yếu vào các mã CTG, VNM và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HoSE. PVI, NTP và SHB là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.
Tại thị trường châu Á, MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản tăng 0,2%, với hầu hết chỉ số lớn trong khu vực đều tăng điểm. Nikkei 225 của Nhật Bản và Kospi của Hàn Quốc lần lượt tăng 0,5% và 0,3%. ASX 200 của Australia và NZX 50 của New Zealand tăng 0,4 - 0,5%.
Tại Trung Quốc, cổ phiếu tăng điểm sau khi chính phủ công bố số liệu GDP quý IV/2019. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng 6% trong quý cuối cùng của năm 2019, bằng với kỳ vọng của thị trường nhưng ở sát mức thấp nhất gần 30 năm qua.
Nguyên nhân là nhu cầu trong nước và quốc tế yếu ớt, đồng thời áp lực thương mại từ phía Mỹ vẫn lớn. Tính chung cả năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 6,1%, mức thấp nhất trong 29 năm qua nhưng vẫn năm trong mục tiêu 6 - 6,5% của chính phủ.
Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt tăng 0,5% và 0,4%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,2%.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận