Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 24/2: Có dấu hiệu chững lại
Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 24/2, khi các mối quan tâm đã chú ý đến trị số của lợi suất trái phiếu 10 năm ở Mỹ bên cạnh các vấn đề địa chính trị đã đẩy giá của kim loại quý này trong phiên giao dịch tới đây có phần chững lại.
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 23/2: Tiếp tục 'bay cao'
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 22/2: Đà 'lao dốc' trở lại
- Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 20/2: Ảm đạm ngày vía Thần Tài
Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 24/2, lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý, vì nó làm tăng chi phí cơ hội của việc sở hữu tài sản không sinh lời.
Chiến lược gia Ilya Spivak thuộc chuyên trang tài chính DailyFX (Mỹ) nhận định căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine vẫn là nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng.
Ngày 22/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo "đợt trừng phạt đầu tiên” nhằm vào các thể chế tài chính của Nga và "giới tinh hoa" trong lĩnh vực này. Ông nêu rõ các biện pháp này sẽ có hiệu lực vào ngày 23/2, được đưa ra có sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh của Mỹ.
Dự báo giá vàng SJC trong nước ngày 24/2 chững lại trước lực kéo của trị số lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ.
Cùng ngày, Anh thông báo các biện pháp trừng phạt nhằm vào 5 ngân hàng và 3 tỷ phú của Nga. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết chính phủ nước này đã quyết định dừng quá trình phê duyệt đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) đưa khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức qua Biển Baltic.
Trong phiên 22/2, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đã tăng cao hơn, trước đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất trong tháng Ba. Lợi suất trái phiếu cao hơn và lãi suất tăng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Theo ông Spivak, khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất vàng sẽ có xu hướng giảm sau khi vấn đề liên quan đến Ukraine lắng xuống. Chuyên gia này cho rằng giá vàng có thể đứng ở mức 1.750 USD/ounce.
Thị trường đang đặt cược vào 36,5% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất 50 điểm phần trăm vào tháng tới, giảm từ mức đặt cược khoảng 60%.
Trước đó, chốt giao dịch phiên giao dịch ngày 23/2, các hệ thống cửa hàng vàng cho thấy, giá vàng SJC đã xuất hiện xu hướng tăng trong khoảng 50.000 - 300.000 đồng/lượng sau diễn biến không mấy lạc quan ở phiên đầu giờ sáng nay.
Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC tăng nhiều nhất 300.000 đồng/lượng cho cả chiều mua vào và chiều bán ra sau khi đứng yên ở đầu phiên.
Tại Tập đoàn Doji, giá vàng miếng SJC cũng được doanh nghiệp điều chỉnh tăng 250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Tại Tập đoàn Phú Quý và hệ thống PNJ, giá vàng trong nước điều chỉnh tăng lần lượt là 100.000 - 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 50.000 - 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Còn tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC cuối phiên đồng loạt tăng 110.000 đồng/lượng theo hai chiều mua vào - bán ra.
Trong khi đó, trên thị trường thế giới phiên giao dịch chiều ngày 23/2, giá vàng giao ngay đã giảm 0,39% xuống 1.891,1 USD/ounce vào lúc 16h49 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 cũng giảm 0,75% xuống 1.892,95 USD/ounce.
Giá vàng điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Tư (23/2), vì áp lực từ lợi suất trái phiếu tăng cao trong bối cảnh giới đầu tư rời sự chú ý trở lại rủi ro lạm phát và khả năng các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận