Giá vàng hôm nay 21/8: Thị trường "đỏng đảnh" thất thường khi tăng hơn 400 nghìn đồng mỗi lượng
Giá vàng hôm nay 21/8, trước những bi quan của giới đầu tư về triển vọng kinh tế thế giới đã kéo giá của kim loại quý này xuống chốt phiên chiều qua nhưng đến phiên mở cửa sáng nay tăng giá trở lại thể hiện sự "đỏng đảnh" thất thường của thị trường.
- Giá vàng hôm nay 20/8: "Bốc hơi" hơn 1 triệu đồng mỗi lượng sau khi tăng "nóng"
- Giá vàng hôm nay 19/8: Giảm mạnh 1 triệu đồng mỗi lượng trước áp lực chốt lời
- Giá vàng hôm nay 18/8: Tăng thẳng đứng vượt mốc 58 triệu đồng mỗi lượng
Gía vàng hôm nay 21/8, ghi nhận lúc 8h30, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,35 - 56,77 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên ngày hôm qua, mức giá này tăng 300 nghìn đồng/lượng cả ở chiều mua vào và bán ra.
Tương tự, tại SJC TP. Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 55,05 - 56,45 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá giữa chiều mua và bán ở mức 1,40 triệu đồng/lượng.
Tại Phú Qúy SJC niêm yết giá vàng ở mức 55,50 - 56,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá giữa chiều mua và bán ở mức 01 triệu đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 21/8: Thị trường "đỏng đảnh" thất thường khi tăng hơn 400 nghìn đồng mỗi lượng.
Tại PNJ Hà Nội và PNJ TP.HCM niêm yết giá vàng ở mức 55,10 - 56,40 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá giữa chiều mua và bán ở mức 1,3 triệu đồng/lượng.
Tại Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng ở mức 55,47 - 56,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá giữa chiều mua và bán ở mức 1,03 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm trong phiên 20/8 tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, khi các nhà đầu tư đánh giá biên bản cuộc họp tháng 7 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Hợp đồng vàng giao tháng 12/2020 được giao dịch nhiều nhất giảm 23,8 USD, hay 1,21%, chốt phiên ở mức 1.946,5 USD/ounce.
Vàng thế giới tiếp tục chịu áp lực giảm mạnh do giới đầu tư thất vọng vì sự không rõ ràng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), vì một đồng USD tăng giá trở lại và sức ép chốt lời vàng lớn. Vàng có thể sẽ còn giảm tiếp trong ngắn hạn nhưng triển vọng dài hạn được dự báo vẫn tươi sáng.
Vàng chịu áp lực giảm giá sau khi giới đầu tư không nhận được thêm thông tin mới về các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung từ Fed. Điều mà nhiều nhà đầu tư đánh cược trước đó là Fed sẽ kiểm soát đường cong lợi tức.
Tuy nhiên, Fed đã phủ nhận điều này. Việc giới hạn lợi suất trái phiếu có thể làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu Kho bạc Mỹ và gây áp lực lên đồng USD, qua đó thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.
Biên bản cuộc họp của Fed cho thấy các điều kiện thị trường đang phần nào cải thiện. Tuy nhiên, biên bản này nhấn mạnh dịch COVID-19 tiếp tục có tác động lớn đến các hoạt động kinh tế, một dấu hiệu gây lo ngại cho các nhà đầu tư.
Các số liệu kinh tế tiêu cực được công bố ngày 20/8 đã hỗ trợ giá vàng. Báo cáo về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần mà Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy con số này tăng 1,11 triệu trong tuần kết thúc ngày 15/8, cao hơn dự kiến.
Fed tại Philadelphia công bố một báo cáo cho thấy chỉ số của lĩnh vực chế tạo giảm 7 điểm, xuống 17,2 điểm trong tháng 8.
Cho dù vàng giảm giá sâu sau khi rớt khỏi ngưỡng hỗ trợ tâm lý 2.000 USD/ounce, nhưng triển vọng của mặt hàng kim loại quý này được dự báo vẫn tươi sáng.
Các nước còn chìm ngập trong khó khăn và vẫn đang ồ ạt bơm tiền để vực dậy các nền kinh tế. Các quốc gia như Anh, Nhật đều suy giảm gần vài chục phần trăm trong quý II năm nay so với cùng kì năm ngoái.
Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 20/8 đa số các cửa hàng vàng giảm mạnh giá vàng 9999 mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch 20/8, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,00 - 56,30 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức 55,05 - 56,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận