Bảo tàng Quốc gia 3D - Lưu giữ bảo vật quốc gia cho muôn đời sau
Nhu cầu về thưởng thức nghệ thuật cũng như học tập thực tế là rất lớn trong khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến việc tham quan và học tập cần được đáp ứng thông qua các bảo tàng công nghệ trên hình ảnh 3D cũng như tăng khả năng kết nối, tương tác với tư liệu hiện vật quý hiếm đang lưu giữ.
- Bảo tàng thế giới cà phê phát triển thành công trung tâm cà phê nghệ thuật
- Bảo tàng thông minh tại TP HCM
- Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan - Nơi lưu giữ 5 nghìn năm lịch sử văn hoá nhân loại
Theo TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: Nhu cầu thưởng thức văn hóa của công chúng ngày càng cao. Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc tham quan, trải nghiệm của du khách, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã từng bước thay đổi, ứng dụng công nghệ trong trưng bày và giới thiệu trưng bày, làm tăng khả năng kết nối, tương tác cũng như cung cấp thông tin về kho tư liệu, hiện vật quý hiếm đang lưu giữ tại bảo tàng.
Việc ứng dụng công nghệ số trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã được thực hiện trong nhiều năm qua, hướng tới xây dựng di sản số (E- Heritage) cho di sản văn hóa Việt Nam.
Không gian trưng bày hiện vật trên môi trường công nghiệ số.
Trong cuộc họp báo, các cán bộ của bảo tàng đã giới thiệu 3 sản phẩm từ ứng dụng công nghệ, đưa vào hoạt động và giới thiệu tới công chúng.
Đầu tiên là trưng bày tương tác ảo 3D chuyên đề "Bảo vật quốc gia". Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ tương tác ảo 3D (tương tác thực tại ảo) trong giới thiệu trưng bày bảo tàng.
Từ năm 2013, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã ứng dụng công nghệ này giới thiệu 2 trưng bày chuyên đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam" và "Đèn cổ Việt Nam".
Từ năm 2020, bảo tàng tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp ứng dụng 3D và hoàn thiện giới thiệu trưng bày ảo 3D chuyên đề "Bảo vật quốc gia" với 20 bảo vật đang lưu giữ tại bảo tàng. Nội dung trưng bày được cập nhật, bổ sung, đổi mới cách thức tiếp cận.
Trong lần nâng cấp gần đây nhất, việc cập nhật ứng dụng 3D và đổi mới hình thức giới thiệu mang lại cho công chúng sự tương tác, trải nghiệm khác biệt, mới lạ và sâu sắc hơn. Khách tham quan trưng bày tương tác ảo 3D chuyên đề "Bảo vật quốc gia" truy cập vào đường link: https://baovatquocgia.baotangso.com.
"Việc này cũng góp phần đa dạng hóa các hoạt động để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, mang lại những trải nghiệm khác biệt, góp phần thu hút khách tham quan. Đây cũng là chủ đề mà Hiệp hội Bảo tàng quốc tế (ICOM) nêu ra trong ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5 "Tương lai của các bảo tàng: Phục hồi và đổi mới" TS. Nguyễn Văn Đoàn nhấn mạnh.
Tiếp theo là sản phẩm tham quan bảo tàng trực tuyến (Tourday online) miễn phí, do Câu lạc bộ Tình nguyện viên Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện từ năm 2017 định kỳ theo mùa với 12 buổi, đã đón 820 khách tham quan, trong đó có 30% khách quốc tế đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội.
Khi dịch COVID-19 bùng phát, ý tưởng thực hiện tham quan bảo tàng trực tuyến miễn phí (Tourday online) được hình thành nhằm đảm bảo việc tiếp cận lịch sử văn hóa của khách tham quan được duy trì qua ứng dụng Zoom.
Buổi tham quan bảo tàng trực tuyến đầu tiên (Tourday online) được Câu lạc bộ Tình nguyện viên tổ chức vào ngày 12/9 với chủ đề "Theo dòng lịch sử: Văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần".
Sau chưa đầy 24 giờ mở link đăng ký trên Fanpage: facebook.com/BTLSQG.VNMH, sự kiện đã được sự đón nhận và quan tâm của đông đảo công chúng với gần 100 khách tham dự, được phân chia vào 2 phòng Zoom.
Công nghệ 3D có khả năng lưu giữ đa dạng các nền văn hoá Việt Nam.
Bên cạnh đó, "Giờ học lịch sử" và "Câu lạc bộ Em yêu lịch sử" là hoạt động giáo dục hiệu quả, thu hút đông đảo học sinh, trẻ em tham gia. Đây là mô hình đã trở thành "thương hiệu" của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Trong điều kiện giãn cách xã hội, học sinh không thể tham gia trực tiếp nên đã từng bước chuyển hướng sang hình thức online. Đây là hướng hoạt động phù hợp với thực tiễn, tạo sân chơi vui học bổ ích cho các em học sinh, góp phần quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa của dân tộc.
Tháng 6/2021, bảo tàng đã gấp rút hoàn thành và đưa vào giảng dạy chương trình "Giờ học lịch sử online" chủ đề "Sáng mãi những tấm gương anh hùng" gồm 5 buổi học tìm hiểu về các tấm gương anh hùng nhỏ tuổi như Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bá Ngọc...
Bảo tàng đã mở link đăng ký online qua website, fanpage: Facebook.com/BTLSQG.VNMH. Chỉ sau 2 ngày, số lượng học sinh đăng ký tham gia khóa học đã lên đến hơn 500 em…
Theo Tạp chí Điện tử
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận